TỰ ĐẶT CÂU HỎI KHI ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN KỊCH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 68)

- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.

TỰ ĐẶT CÂU HỎI KHI ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN KỊCH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Hoàng Thị Mai1

TÓM TẮT

Trên cơ sở lí thuyết về câu hỏi, đặc trưng của văn bản kịch và đặc điểm đối tượng HS THPT, bài viết này đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu văn bản kịch và hệ thống câu hỏi mà người đọc - HS THPT có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểu văn bản kịch. Sử dụng hệ thống câu hỏi này, HS sẽ từng bước làm quen và làm chủ các bước đọc một văn bản kịch bất kì với tư cách là một bạn đọc độc lập, sáng tạo.

Từ khóa:Tự đặt câu hỏi, đọc - hiểu, văn bản kịch

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Không phải câu trả lời mà là câu hỏi đã khởi động, dẫn dắt và thúc đẩy tư duy hoạt động. Voltaire từng nói, đại ý: Người ta đánh giá một con người qua những câu hỏi của anh ta chứ không phải câu trả lời. Trong tiếp nhận văn học, biết tự đặt câu hỏi trong quá trình tương tác với văn bản (VB) là dấu hiệu của một người đọc đang thực sự tư duy. Vì vậy, Khuyến khích và dạy học sinh (HS) tự đặt câu hỏi khi đọc VB văn chương nói chung, VB kịch nói riêng, là một biện pháp thúc đẩy HS học và tư duy thực sự.

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, câu hỏi dường như là “đặc quyền” của giáo viên, HS chủ yếu “được mong đợi đưa ra câu trả lời” chứ không phải là đặt câu hỏi [4, tr.112]; và “vai trò của HS là giúp khuếch trương một cách cắt nghĩa VB chứ không phải là kiến tạo và bảo vệ cách lí giải của chính họ về VB” [5, tr.4]. Việc học văn của HS, vì thế, về cơ bản vẫn nằm trong quỹ đạo lắng nghe và “tin theo”. Lí thuyết về dạy HS tự đặt câu hỏi trong quá trình đọc văn hiện vẫn là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhà trường phổ thông Việt Nam.

Để dạy HS cách thức đặt câu hỏi hiệu quả, trước hết cần xác định được các dạng câu hỏi phù hợp với thể loại VB và đối tượng người đọc, người học. Trên cơ sở lí thuyết về câu hỏi, đặc trưng của VB kịch và đặc điểm đối tượng HS Trung học phổ thông (THPT), bài viết này đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu VB kịch và hệ thống câu hỏi mà người đọc - HS THPT có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểu VB kịch. Sử dụng hệ thống câu hỏi này, HS sẽ từng bước làm quen và làm chủ các bước đọc một VB kịch bất kì với tư cách là một bạn đọc độc lập, sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)