- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
1 ThS Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức
2.3. Vai trò của trò chơi trong dạy và học ngữ pháp tiếng Anh
Trò chơi ngôn ngữ là các trò chơi có luật chơi, trong đó mục đích chính là nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học. Trò chơi ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp có ý nghĩa và mang tính tương tác cao. Trò chơi được sử dụng khá phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ và đã được chứng minh là có hiệu quả, nhất là với đối tượng người
học là trẻ em. Với đối tượng người học là người lớn, người dạy cũng có thể linh hoạt áp dụng trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy học. Việc dạy ngữ pháp thông qua các trò chơi mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, trò chơi cho phép người học được học, luyện tập và nắm bắt được ngữ pháp, cấu trúc câu ở phạm vi rộng. Điều này được thực hiện thông qua việc người học được tiếp xúc nhiều lần với ngữ pháp ngôn ngữ đích thông qua quá trình tham gia trò chơi. Lợi ích thứ hai là trò chơi tạo hứng thú học tập cho người học. Dù đối tượng người học là trẻ em hay người lớn, đều thích tham gia trò chơi hơn làm bài tập. Nhiều nhà viết sách giáo khoa, sách phương pháp giảng dạy có kinh nghiệm cho rằng, trò chơi không chỉ là hoạt động lấp chỗ trống khi còn thừa thời gian mà chúng thực sự có giá trị giáo dục. Theo Sabatova (2006:12), trò chơi rõ ràng là cách thú vị nhất để học và thực hành ngữ pháp và cũng là cách học được yêu thích nhất. Vì trò chơi mang lại niềm vui, hứng thú và sự tương tác nên người học có thể học ngữ pháp rất dễ dàng trong một không khí thoải mái và thú vị. Vì vậy, trò chơi không chỉ giúp người học học và nắm vững những kiến thức ngữ pháp quan trọng mà còn tạo cho người học có thái độ tích cực đối với việc học ngoại ngữ. Ngoài ra, việc đưa trò chơi vào môi trường học thuật không chỉ giúp thay đổi không khí lớp học mà còn giúp người học trở nên trẻ trung, sôi động và giúp cho não tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.