Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 88 - 90)

- Tôi đã từng không có thiện cảm với những người buôn bán xung quanh…

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ Ở TRUNG TÂM GDQP AN NINH

3.4. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ

dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ

Các bộ môn cần thường xuyên có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng về mọi mặt cho đội ngũ GVT, không ngừng nâng cao chất lượng GV, tạo nguồn cán bộ kế tiếp, kế cận của Trung tâm. Kế hoạch phải phản ánh được việc xây dựng, bồi dưỡng GVT cả trước mắt và lâu dài; Cần chú trọng đối với những GVT có khả năng, năng lực chuyên môn tốt, có tố chất NCKH tạo nguồn xây dựng phát triển đội ngũ GV giỏi. Đồng thời, phải cụ thể hóa việc bồi dưỡng đối với những GVT còn hạn chế về từng mặt, tạo nên sự thống nhất, nâng cao chất lượng trong hoạt động xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ CBGV. Gắn kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của GV với thực hiện các tiêu chí của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ, chuẩn hóa cán bộ ở Trung tâm GDQP và AN Thanh Hóa đã và đang được quan tâm. Bồi dưỡng năng lực toàn diện, hình thành hệ thống kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp cho GVT chính là chìa khóa, phương tiện quan trọng nhất để họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì thế, bên cạnh việc phát huy tính tích cực, chủ động tự bồi dưỡng của đội ngũ GVT, Ban Giám đốc, Trưởng các Bộ môn cần làm tốt công tác tuyển chọn, gửi đi đào tạo hoặc bồi dưỡng làm lực lượng kế cận, nhất thiết phải là những người có trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong chững chạc, mẫu mực và có năng khiếu sư phạm. Đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn đào tạo lại và tự đào tạo cho GVT đạt chuẩn về trình độ học vấn; chú trọng rèn luyện các kỹ xảo, kỹ năng sư phạm cần thiết như: kỹ năng tiếp cận, kỹ năng lựa chọn và xử lý thông tin để xây dựng giáo án; phát

hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; xử lý các tình huống sư phạm, vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học; sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học… Thông qua các hình thức như: tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo khoa học, trao đổi, thao giảng, giảng thử, giảng mẫu, kiểm tra huấn luyện và mạnh dạn giao những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp theo mức độ tăng dần; tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên trẻ tham gia vào các hoạt động sư phạm do bộ môn, Trung tâm và Nhà trường tổ chức, có sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời của cán bộ Trung tâm, bộ môn và đồng nghiệp; tạo điều kiện cho giảng viên trẻ có cơ hội khảo sát, trải nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, giúp họ phát triển trí thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp.

3.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

Đối với GV ở các trường đại học ở các Trung tâm GDQP và AN, nghiên cứu khoa học để phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây là một nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi GV.

Hoạt động NCKH là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của CBQL đến đội ngũ CBGV nhằm tạo được động lực để GV tích cực tham gia NCKH góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học.

Để thực hiện tốt quản lý NCKH, Ban Giám đốc cần chỉ đạo thực hiện tốt một số những nội dung sau:

- Quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ NCKH của mỗi CBGV;

- Tổ chức cho GV đăng ký đề tài NCKH phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giảng dạy môn GDQP-AN;

- Tạo điều kiện về thời gian, vật chất để mỗi CBGV hoàn thành nhiệm vụ NCKH.

3.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy

Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức cộng tác, hoạt động cùng nhau của thầy và trò nhằm đạt mục đích, mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của Ban Giám đốc, Trưởng bộ môn đến đội ngũ GV trẻ nhằm tạo được động lực dạy tốt, giảng viên tích cực giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học của người học.

Để thực hiện tốt đổi mới PPDH, Ban Giám đốc, Trưởng các Bộ môn cần tổ chức cho GV nghiên cứu, thảo luận để nhận thức sâu sắc về yêu cầu đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời nắm vững về PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học của người học để thực hiện. Đồng thời với việc đổi mới PPDH, Ban Giám đốc, Trưởng các Bộ môn cần chỉ đạo và kiểm tra việc GV đổi mới cách kiểm tra, đánh giá người học.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)