(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NHÓM TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ)

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 78)

- Tôi đã từng không có thiện cảm với những người buôn bán xung quanh…

(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NHÓM TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ)

Lê Thị Thanh Thủy1

TÓM TẮT

Bài viết giới thiệu và phân tích ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đối với vấn đề bất bình đẳng giữa nhóm người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng lên nhóm trẻ em dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy, bên cạnh mặt tích cực của quá trình toàn cầu hóa, trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam không chỉ là nhóm nghèo nhất mà còn hưởng lợi ít nhất từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù, nhà nước đã ban hành và thực thi một số chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng xã hội bằng việc cải thiện mức sống của nhóm dân tộc thiểu số và triển khai các chương trình bảo đảm xã hội, trẻ em dân tộc thiểu số vẫn là nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.

Từ khóa:Toàn cầu hóa, bất bình đẳng, trẻ em dân tộc thiểu số

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xoay quanh mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và bất bình đẳng xã hội, các nhà nghiên cứu đã và đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề: Toàn cầu hóa góp phần giảm thiểu hay gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội?

Nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với quan điểm, toàn cầu hóa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế thế giới, giảm thiểu sự bất bình đẳng và góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân. Ví dụ, toàn cầu hóa tạo cơ hội việc làm cho lao động nữ, góp phần làm giảm sự phân biệt giới trong xã hội Trung Quốc (Chen và cộng sự, 2012). Tuy vậy, một số đông các nhà nghiên cứu khác không ủng hộ quan điểm này và cho rằng toàn cầu hóa đã và đang góp phần làm gia tăng bất bình đẳng trên mọi phương diện (Water, 1965; Galbraith, 2001). Trong đó, bất bình đẳng giới và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc là hai hình thức chủ đạo trong bối cảnh toàn cầu (Walby, 2009). Xét trên phương diện kinh tế, dẫn chứng chỉ ra rằng, mặc dù thương mại tự do trong bối cảnh toàn cầu hóa tạo cơ hội cho nền kinh tế các quốc gia tăng trưởng mạnh, nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển vẫn quá nhỏ bé dẫn tới việc gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập so với các quốc gia đang phát triển (Galbraith, 2001). Nói cách khác, phát triển kinh tế và bất bình đẳng là hệ quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)