Đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả của trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 58 - 61)

- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.

1 ThS Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức

2.6. Đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả của trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua thực nghiệm

Anh thông qua thực nghiệm

Chúng tôi đã thực nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hồng Đức. Đối tượng thực nghiệm là 40 sinh viên (33 nữ, 7 nam) năm thứ 3 (K15) ngành Xã hội học và Việt Nam học. Thời gian thực nghiệm 10 tuần, được tiến hành trong học kỳ II năm học 2014 - 2015.

Trước và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi điều tra tìm câu trả lời cho các câu hỏi: 1. Thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh nói chung và học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng; 2. Những khó khăn của sinh viên trong các giờ học ngữ pháp tiếng Anh; 3. Quan điểm của sinh viên về việc sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình thực nghiệm 10 tuần, chúng tôi đã sử dụng 10 trò chơi ngữ pháp khác nhau như: Người ngoài hành tinh (the alien), Danh từ số nhiều (spelling the plurals), Qua sông (crossing the river), Treo cổ (hangman), Khớp nối (matching), Sắp xếp (ordering), Thi đấu (competitions), Ghi nhớ (Memory games), Roll the Blocks, và I’m going to take a trip để dạy và ôn tập các kiến thức ngữ pháp theo đề cương chi tiết học phần của học phần tiếng Anh 2 dùng cho sinh viên khối không chuyên ngữ.

Kết quả sau khi thực nghiệm và phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, thái độ của sinh viên về việc học tiếng Anh nói chung, học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng đã thay đổi tích cực sau khi giáo viên sử dụng trò chơi ngữ pháp trong lớp học. Sau khi thực nghiệm, đa số (85%) sinh viên có phản hồi tích cực và cho rằng, việc học tiếng Anh và ngữ pháp tiếng Anh là dễ, trong khi đó con số này trước thực nghiệm chỉ là 30%. 90% sinh viên được điều tra cho biết, học ngữ pháp tiếng Anh qua trò chơi ngữ pháp không chỉ dễ mà còn vui và thú vị. Điều này cho thấy, hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong

dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ: sinh viên đã thay đổi quan điểm về vấn đề học tiếng Anh và học ngữ pháp tiếng Anh từ tiêu cực sang tích cực. Đối với câu hỏi về thái độ và hứng thú học tập của sinh viên khi áp dụng trò chơi ngữ pháp trong lớp học, 100% sinh viên thích các trò chơi và hứng thú học tiếng Anh trong quá trình chơi trò chơi. Điều đó cho thấy, sinh viên ủng hộ việc sử dụng trò chơi trong lớp học. Ngoài ra, động cơ học tập của sinh viên cũng được nâng lên. 89% sinh viên cho rằng, trò chơi giúp họ thích học ngữ pháp tiếng Anh hơn, việc học ngữ pháp tiếng Anh trở nên vui vẻ và dễ dàng hơn. 75% sinh viên cho biết họ đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học trên lớp và tích cực tự học hơn.

3. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng, việc sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh là có hiệu quả. Trò chơi ngữ pháp giúp thay đổi thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh nói chung, học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng. Ngoài ra trò chơi còn giúp tạo ra không khí học tập vui vẻ, tăng động cơ học tập bên trong và ngoài lớp học cho sinh viên. Việc sử dụng trò chơi ngữ pháp cũng giúp cho việc học ngữ pháp trở nên có ý nghĩa, thay vì ghi nhớ và làm bài tập ngữ pháp máy móc, tẻ nhạt. Việc sử dụng trò chơi mang lại lợi ích cả cho người dạy và người học. Tuy nhiên, để thực hiện được giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ cho việc chuẩn bị bài. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần phải sáng tạo. Đổi lại, giáo viên sẽ nhận được những phản hồi và thái độ học tập tích cực từ người học. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi ngữ pháp trong các hoạt động dạy hoặc ôn tập ngữ pháp tiếng Anh, vừa nhanh chóng, thú vị và có hiệu quả.

Ở bài viết này, chúng tôi tập trung đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng trò chơi ngữ pháp trong việc thay đổi thái độ, tăng cường sự tham gia và nâng cao động cơ học tiếng Anh cho sinh viên; hiệu quả của trò chơi trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên thể hiện qua điểm số hoặc năng lực sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp, làm việc chưa được khảo sát. Chúng tôi hy vọng, sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này trong các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Borg, S., & Burns, A. (2008), Integrating grammar in adult ESOL classrooms.

Applied Linguistics, 29, 456-482.

[2] Ellis, R. (2008), Principles of instructed second language acquisition. Washington, DC: Center for Applied Linguistics.

[3] Gascoigne, C. (2002), The debate on grammar in second language acquisition: Past, present, and future. New York: The Edwin Mellen Press.

[4] Greenbaum, S & Nelsonan, G. (2002), Introduction to English Grammar (Second Edition), Longman.

[5] Green, P. S., & Hecht, K. H. (1992), Implicit and explicit grammar: An empirical study, Applied Linguistics, 13, 168-184.

[6] Hadfield, J. (2003), Intermediate Grammar Games. A collection of grammar games and activities for intermediate students of English, Longman.

[7] Hinkel, E. (2002), From theory to practice: A teacher’s view. In E. Hinkel & S. Fotos (Eds.), New perspectives on grammar teaching in second language classrooms (pp. 1-12). Mahwah, NJ: Erlbaum.

[8] Ikpia, V. I. (2003, April), The attitudes and perceptions of adult English as a second language students toward explicit grammar instruction, Paper presented at the annual meeting of the American Educational Research Association, Chicago, IL.

[9] Long, M. (1991), Focus on form: A design feature in language teaching methodology. In K. de Bot, D. Coste, R. Ginsberg, & C. Kramsch (Eds.), Foreign language research in cross-cultural perspective (pp. 39-52). Amsterdam: John Benjamins.

[10] Norris, J. M., & Ortega, L. (2000), Effectiveness of L2 instruction: A research synthesis and quantitative meta-analysis, Language Learning, 50, 417-528. [11] Pathan, Mustafa & Aldersi, Zamzam (2014), Using Games in Primary Schools

for Effective.

[12] Grammar Teaching: a Case Study from Sebha, International Journal of English Language & Translation Studies. 2(2), 211-227 Retrieved from http://www. eltsjournal.org.

[13] Petty, G. (2004), Teaching today: a practical guide, Cheltenham: Nelson Thornes Ltd.

[14] Poole, A. (2005b), The kinds of forms learners attend to during focus on form instruction: A description of an advanced ESL writing class, Asian EFL Journal, 7(3), 58-92. Retrieved March 12, 2009, from http://www.asian-efl-journal. com/sept_05_ap.pdf

[15] Scott, V. M. (1990), Explicit and implicit grammar teaching strategies: New empirical data, French Review, 63, 779-789.

[16] Skehan, P. (1996), A framework for the implementation of task-based instruction,

Applied Linguistics, 17, 38-62.

[17] Uberman, A. (1998, January- March), “The use of games for vocabulary presentation and revision”, Forum, 36(1), 20-27. Retrieved December-2013 at 4:00 a.m. from http://exchanges.state.gov/forum/vols/vol36/no1/

[18] Williams, J. D. (2005), The Teacher‟s Grammar Book (Second Edition),

Lawrence Erlbaum.

[19] Associates, Publishers: Mahwah, New Jersey London Woods, G. (2010), English Grammar for Dummies (Second Edition), Wiley Publishing, Inc.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)