Các dạng câu hỏi ngƣời đọc có thể tự đặt ra trong quá trình đọ c hiểu VB kịch

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 71 - 74)

- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.

1 PGS TS Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Hồng Đức

2.3. Các dạng câu hỏi ngƣời đọc có thể tự đặt ra trong quá trình đọ c hiểu VB kịch

chương trình Ngữ văn lớp 11 sẽ khó hơn lớp 10 và lớp 12 sẽ phức tạp hơn lớp 11.

2.3. Các dạng câu hỏi ngƣời đọc có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểu VB kịch VB kịch

Từ đặc trưng của VB kịch và chuẩn đầu ra được phác thảo ở trên, chúng tôi đề xuất hệ thống câu hỏi mà người đọc có thể tự đặt ra và sử dụng như những công cụ, phương tiện tự dẫn dắt, hỗ trợ quá trình đọc VB kịch. Để thuận lợi cho quá trình thực hành ứng dụng, hệ thống câu hỏi sau đây được sắp xếp theo logic của quá trình đọc (trước, trong và sau khi đọc VB) nhưng đều nhằm đạt tới các chuẩn đọc - hiểu VB kịch đã xác định ở trên.

2.3.1. Câu hỏi trước khi đọc VB (Nhóm câu hỏi này hướng đến tiêu chí 1 và 9)

Các câu hỏi dự đoán

- Có thể dự đoán được điều gì từ trang bìa trước và bìa sau của VB kịch? - Nhan đề VB kịch có gợi mở, hàm ý gì về nội dung, chủ đề của tác phẩm? - Vở kịch sẽ đề cập đến vấn đề gì?

- Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?...

Câu hỏi huy động tri thức nền:

- Vở kịch nào tôi đã đọc, đã xem có điểm giống với VB này? Giống như thế nào? - Tôi đã đọc những tác phẩm kịch nào của nhà soạn kịch này? Điểm giống nhau giữa vở kịch này với các vở kịch khác của chính tác giả?...

Câu hỏi xác định mục tiêu đọc:

- Mục tiêu của tôi khi đọc VB kịch này?

- Những câu hỏi nào cần đặt ra về VB kịch này?...

2.3.2. Câu hỏi trong khi đọc VB

Câu hỏi xác định xung đột, tình huống kịch (hướng đến tiêu chí 3): - Xung đột cơ bản, trung tâm của vở kịch này là gì?

- Xung đột đó được thể hiện cụ thể qua chuỗi xung đột/hành động kịch nào? - Loại xung đột trong vở kịch này là gì? (Xung đột trong nội tâm nhân vật? Xung đột giữa hình thức và nội dung, giữa bề ngoài và bản chất bên trong? Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh? Xung đột giữa tính cách và tính cách mang những quan niệm và đại diện cho những nhóm/lớp/lực lượng khác nhau trong xã hội?...).

- Xung đột kịch bắt đầu từ tình huống kịch như thế nào?

- Ý nghĩa của hành động kịch, tình huống kịch, xung đột kịch? …

Câu hỏi tiếp cận cốt truyện, kết cấu của VB kịch (hướng đến tiêu chí 4):

- Cốt truyện truyền thống của kịch thường diễn biến theo 4 bước: Sự phức tạp -> sự đảo lộn -> sự khủng hoảng -> giải pháp. Còn vở kịch này?

- Sự phức tạp trong vở kịch bắt đầu từ đâu?

- Tình huống đảo ngược/đảo lộn trong vở kịch này là gì?

- Khoảnh khắc làm biến đổi nhận thức trong vở kịch này là gì? Ai nhận ra điều gì? Điều đó nói gì với chúng ta về chủ đề, các tầng nghĩa, thông điệp của vở kịch?

- Giải pháp/Kết thúc của vở kịch này như thế nào? Nó là một bi kịch hay hài kịch? - Đỉnh điểm xung đột trong vở kịch? Sự khủng hoảng thể hiện ở đâu?...

Câu hỏi phân tích nhân vật kịch (hướng đến tiêu chí 5):

a) Câu hỏi xác định nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ:

- Ai là nhân vật trung tâm, nhân vật chính trong VB kịch?

- Ai là nhân vật phụ? Họ có đóng góp gì cho sự phát triển cốt truyện? - Mối quan hệ giữa các nhân vật chính và nhân vật phụ?

- Vấn đề mà nhân vật này phải giải quyết là gì?...

b) Câu hỏi phân tích đặc điểm tính cách, ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

- Nhân vật này là một con người như thế nào?

- Những phẩm chất, nét tính cách tiêu biểu của nhân vật? Dẫn chứng?

- Nét riêng, nét độc đáo của nhân vật so với các nhân vật khác (cùng loại tính cách) của cùng hoặc khác tác giả? Dẫn chứng?

- Xung đột của nhân vật này là gì?

- Nhân vật chính đã thay đổi như thế nào trong diễn biến vở kịch? - Nhân vật có vai trò gì trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm?

- Nhân vật có vai trò gì trong việc thể hiện cá tính, đặc điểm sáng tác của nhà văn? - Nhân vật đại diện cho loại/nhóm/lớp người nào trong xã hội?

- Ý nghĩa biểu trưng/triết lí của hình tượng nhân vật?

- Thông qua hình tượng nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm, nhắn nhủ điều gì? - Nhân vật mang thông điệp gì của tác giả đến với cuộc đời, con người?...

c) Câu hỏi phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Tính cách của nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động? tâm trạng? ngôn ngữ độc thoại? đối thoại?... Hiệu quả của cách thể hiện đó?

- Nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của nhà văn?...

Câu hỏi khám phá thi pháp không gian, thời gian (hướng đến tiêu chí 6):

- Câu chuyện/mâu thuẫn/xung đột trong vở kịch được diễn ra trong bối cảnh không gian, thời gian nào?

- Các hình ảnh, biểu tượng nào tạo nên không gian, thời gian nghệ thuật đó? - Hàm ý của tác giả khi lựa chọn kiểu không gian, thời gian này?

- Biểu thị bằng hình vẽ hoặc sơ đồ sự biến đổi về không gian và nhịp điệu thời gian trong VB kịch?...

2.3.3. Câu hỏi sau khi đọc văn bản

Câu hỏi khái quát chủ đề, giá trị nội dung và nghệ thuật của VB kịch (hướng đến tiêu chí 2, 7, 8):

- VB kịch này có bao nhiêu chủ đề? Đâu là chủ đề chính?

- Nhan đề của VB kịch có chuyển tải được dụng ý nghệ thuật của tác giả; tư tưởng, chủ đề của tác phẩm không? Vì sao?

- Có mấy giọng điệu chính trong VB kịch này? Ý nghĩa của giọng điệu đó trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm, thông điệp của tác giả?

- Giá trị, ý nghĩa của vở kịch?

- Ngôn ngữ trong VB kịch này có gì đặc biệt? Hiệu quả nghệ thuật của nó? - Nghệ thuật tạo xung đột, tạo tình huống? Nghệ thuật xây dựng nhân vật? Các hình ảnh, biểu tượng? Dấu ấn phong cách tác giả trong VB kịch? Dẫn chứng?

- Nét độc đáo của VB kịch so với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề khác? - Nét độc đáo của VB kịch này so với chính nó khi được diễn trên sân khấu?...

Câu hỏi liên hệ, ứng đáp đồng sáng tạo (hướng đến tiêu chí 9):

- Các dự đoán của tôi trước khi đọc có chính xác không? Các đầu mối nào tôi đã bỏ qua khi đưa ra các dự đoán?

- Mục đích của tôi khi đọc VB này có cần điều chỉnh không? - Phần thú vị nhất, hấp dẫn nhất của VB kịch này?

- Tác giả khiến tôi suy nghĩ về vấn đề gì khi đọc VB?

- Có thể liên hệ các nhân vật với những vấn đề gì của bản thân?

- Điều gì ở nhân vật này khiến tôi nhớ lại một sự kiện nào đó trong cuộc đời tôi? - Nhân vật này có làm thay đổi cảm xúc/nhận thức/hành động của tôi về vấn đề ...? Thay đổi như thế nào?

- Tôi có thể biết và học được gì từ những điều nhân vật này nói và hành động?... - Nếu tôi là nhân vật, tôi sẽ hành động theo cách nào? Vì sao?

- Vấn đề/hành động/lời thoại đáng quan tâm, thú vị nhất trong VB kịch? Giá trị của nó đối với tôi? Những dòng cụ thể trong VB?

- Phần dở nhất, kém hứng thú nhất trong VB kịch? Tại sao? Nếu là người biên tập, tôi sẽ đề nghị tác giả viết lại câu/hành động/tình tiết nào trong VB kịch? Viết như thế nào?

- Nếu là tác giả, tôi có muốn viết lại phần kết thúc VB kịch? Đặt lại tên cho tác phẩm? Vì sao?

- Nếu có thể hỏi tác giả một câu, câu hỏi đó sẽ là gì?

- VB đồng quan điểm hay khác quan điểm với tôi về những vấn đề gì? Về thế giới, về tình bạn, tình yêu, tự do, chiến tranh...? Những dòng cụ thể trong VB chứng minh cho quan điểm của tôi?

- Tác giả đã khiến tôi thay đổi như thế nào sau khi đọc VB: Thay đổi mục tiêu, thái độ sống? Thay đổi hành vi, cách ứng xử hằng ngày? Thay đổi cách nhìn về con người? Thay đổi cách hành động?...

- Đánh giá chung của tôi về VB kịch này? Tôi có nên giới thiệu tác phẩm này cho gia đình và bạn bè đọc không? Vì sao? v.v...

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)