Biện pháp tác động vào nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 111 - 113)

- Tôi đã từng không có thiện cảm với những người buôn bán xung quanh…

3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP

3.1. Biện pháp tác động vào nội dung dạy học

3.1.1. Dạy học đọc theo nhóm khuôn vần

Đặc trưng loại hình của tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, các âm tiết độc lập mang nghĩa, viết như thế nào đọc như thế ấy, trong chuỗi lời nói ranh giới giữa các âm tiết được thể hiện rõ ràng không bị dính nối vào nhau, những hiện tượng biến âm như thế không phải không có nhưng mức độ ít hơn và tương đối có hệ thống, nguyên tắc kết hợp chặt chẽ. Do đó trên thực tế các biến thể ấy ít gây khó khăn cho việc tập đọc.

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ. Các yếu tố cấu tạo âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ lỏng, chặt khác nhau. Phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, còn các yếu tố của vần kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Như vậy việc kết hợp các âm tiết tạo nên vần phát âm như thế nào, viết như thế nào thì gần như đọc như thế ấy.

GS Nguyễn Hưng Quốc (Nhà phê bình Văn học - Đại học Victoria) cho rằng: “Học sinh có thể tự đánh vần được vần “oan” trước khi thực sự đánh vần. Như vậy thì tập đánh vần làm gì nữa, phải chăng để ráp với phụ âm đầu. Nhưng nếu vậy thì có cần phải bỏ quá nhiều thì giờ để bắt các em học đánh vần không. Thứ hai việc học đánh vần tất cả các vần như vậy khiến học sinh thụ động, mất tính sáng tạo, các em được thầy cô dẫn dắt từng li từng tí, từng vần, từng phụ âm đầu, từng thanh điệu và từng chữ”.

Theo tác giả Trần Tư Bình (Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville - Úc): “Phương pháp dạy học sinh đánh vần tiếng Việt là chỉ dạy một số khuôn vần có chọn lọc sau đó các em sẽ tự biết đọc đối với những vần tương tự”. (Trong tiếng Việt có 34 âm mẫu “ba”(1), 150 vần có âm chính, âm cuối mẫu “an” (2), 05 vần có âm đệm âm chính mẫu “oa”(3), 150 vần có âm đệm, âm chính, âm cuối mẫu “oan”) (4).

Tiếp thu có chọn lọc của các nhà nghiên cứu trước, chúng tôi đưa ra biện pháp dạy đọc cho học sinh lớp 1 khi mới bắt đầu học tiếng Việt là dạy cho các em cách đọc một số khuôn vần, sau đó theo chiều cảm thức, các em sẽ biết cách đọc tương tự đối với những vần khác. Và cách đánh vần theo kiểu lặp vần (a + mờ = am) ghép vần với phụ âm đầu và thanh điệu (lờ - am - lam - huyền - làm) là phù hợp. Cụ thể các bước dạy học đọc cho học sinh lớp 1 như sau: dạy học sinh học thuộc 29 chữ cái (chữ đơn); dạy học sinh cách đọc mẫu (1): ba = b - a - ba; dạy học sinh cách đọc mẫu (2): a- n- an; dạy học sinh cách đọc tiếng mẫu lan: a- n- an-lờ- an- lan= lan; dạy học sinh cách đọc mẫu (3): o- a- oa; dạy học sinh cách đọc mẫu (4): o- a- nờ- oan; dạy học sinh cách đọc mẫu loan: o- a- nờ- oan- lờ - oan- loan; dạy chữ cái ghép: kh, ch, tr, gi, ng, ngh, gh....; dạy các mẫu trên với chữ cái ghép: khế, ghế,...; dạy tiếng có nhiều hơn 03 chữ cái, tiếng khó và những trường hợp đặc biệt, VD: nghiêng, nguy, quê, giếng,...

3.1.2. Dạy học đọc bằng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn

Muốn đẩy nhanh tốc độ biết đọc của học sinh lớp 1, trước hết, phải làm cho các em thấy hứng thú với việc học đọc. Có nhiều cách để tạo hứng thú cho các em trong việc học đọc. Theo GS.TS. Lê Phương Nga và Nguyễn Thị Thanh Nhài trong “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 để nâng cao hiệu quả học tập trong giờ học tiếng Việt” là khai thác tính thiết thực, hấp dẫn của nội dung dạy học tiếng Việt lớp 1- học vần được thể hiện trong sự đa dạng, phong phú và trong sự thú vị của ngữ liệu.

Ngữ liệu thú vị có thể là những bài đồng dao. Đồng dao là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xưa và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng dao có tác dụng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ, giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đồng thời rèn luyện thể chất cho trẻ khi được kết hợp với các trò chơi dân gian thú vị, ví dụ:

Chim ri, sáo sậu

Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen…

Lúa ngô, đậu nành

Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột…

Hay những câu chuyện có nội dung gần gũi về những gì xảy ra hằng ngày, xung quanh cuộc sống của các em; những câu đố vui; truyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mà các em đã được nghe bà, nghe mẹ kể ru em hôm nào nay được tóm tắt, rút ngắn và tái

hiện lại trên trang sách mà khi các em được đọc lên sẽ thật là thú vị và thân thương gần gũi biết bao.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)