THÀNH PHỐ THANH HÓA

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 45)

- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.

THÀNH PHỐ THANH HÓA

Nguyễn Thị Hà Lan1

TÓM TẮT

Chăm sóc và giáo dục trẻ là hai nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non (MN). Thông qua việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong trường MN, trẻ phát triển toàn diện các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Do yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non (GDMN), yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đồng thời để giúp trẻ có điều kiện phát triển tối đa các mặt giáo dục, các trường MN đã và đang chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động ngoài trời (HĐNT). Việc tìm hiểu, phân tích thực trạng tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức HĐNT ở các trường MN hiện nay.

Từ khóa: Hoạt động ngoài trời, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

HĐNT là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, được tổ chức bên ngoài không gian lớp học với những nội dung, hình thức đặc trưng và phù hợp với trẻ MG. Hoạt động này rất có ý nghĩa đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5 - 6 tuổi nói riêng, vì ở lứa tuổi này, trẻ MN 5 - 6 tuổi đã có sự phát triển nhất định về các mặt giáo dục, các em có thể dễ dàng hòa nhập và tích cực tham gia hoạt động trong môi trường mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tổ chức HĐNT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở các trường MN tại thành phố Thanh Hóa vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nghiên cứu thực trạng tổ chức HĐNT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi nhằm đưa ra những cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp tổ chức HĐNT hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường MN hiện nay.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)