- Tôi đã từng không có thiện cảm với những người buôn bán xung quanh…
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP BẰNG BẢN ĐỒ, TRANH, ẢNH VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐỊA LÍ
2.1. Bản đồ và tranh, ảnh là những kênh hình truyền thống có nhiều ƣu điểm trong dạy học địa lí và phản ánh nhiều nội dung về biển, hải đảo
điểm trong dạy học địa lí và phản ánh nhiều nội dung về biển, hải đảo
Thứ nhất, bản đồ, tranh, ảnhlà những phương tiện dạy học (PTDH) truyền thống cơ bản trong dạy học địa lí có thể cung cấp, chuyển tải được những thông tin cơ bản về các đối tượng địa lí đến người học. Các PTDH này phù hợp với nhiều hình thức dạy học trong lớp, ngoài lớp, dễ sử dụng, ít đòi hỏi những yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị kĩ thuật.
Sử dụng PTDH này, SV có thể lĩnh hội được các kiến thức, các kĩ năng, kĩ xảo, phát triển khả năng tư duy địa lí cơ bản theo chương trình… Trong các PTDH này, vai trò quan trọng nhất thuộc về bản đồ. Bản đồ được coi là cuốn sách địa lí thứ 2, một công cụ để học tập và nghiên cứu khoa học địa lí. Nhiều đặc điểm cả về mặt định tính,
định lượng của các sự vật hiện tượng địa lí đều thể hiện được bằng bản đồ. Sử dụng bản đồ giúp người học lĩnh hội được các nguồn tri thức địa lí cơ bản:
- Bản đồ với tính khái quát cao có thể bao quát được những khu vực rộng lớn của bề mặt Trái đất mà các PTDH khác khó có thể biểu hiện được. Vị trí, giới hạn, sự phân bố không gian của các đối tượng địa lí, các mối liên hệ địa lí đều có thể phản ánh qua bản đồ [3].
- Các khái niệm, các quy luật địa lí, mối liên hệ… - Các kĩ năng, kĩ xảo địa lí cơ bản.
- Do việc phản ánh phần lớn các đối tượng địa lí bằng ngôn ngữ bản đồ là các hệ thống các kí hiệu thông qua phương pháp biểu hiện nên bản đồ là PTDH chính để phát triển tư duy địa lí cho người học.
- Trong việc phản ánh các đối tượng về biển, hải đảo Việt Nam, chỉ có bản đồ mới xác định một cách trực quan vị trí cụ thể đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải… các vùng biển chồng lấn theo hiệp định được ký kết giữa nước ta với các nước có vùng biển tiếp giáp với vùng biển nước ta…
Thứ hai, các bức ảnh thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) tuy phản ánh được tương đối trung thực các biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí, nhưng thường chỉ phản ánh được đặc điểm bên ngoài của các đối tượng địa lí cụ thể. Các bức ảnh dễ thu hút sự chú ý của người học và có thể hướng dẫn quan sát trực tiếp, không phải qua một hệ thống kí hiệu nào. Tuy nhiên, trong một bức ảnh ngoài đối tượng chính được thể hiện có thể còn nhiều chi tiết phụ ít liên quan đến nội dung học tập. Không gian thể hiện trên ảnh càng lớn thì càng khó thể hiện rõ đối tượng. Các hình ảnh sống động về cảnh quan thiên nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều vùng biển, đảo nước ta được thể hiện qua nhiều bức ảnh.
Thứ ba, tranh địa lí thường có tính khái quát cao và phải sử dụng kí hiệu hoặc chữ viết. Các kí hiệu có thể là những kí hiệu tượng trưng, hoặc kí hiệu tượng hình. Tranh và hình vẽ là tác phẩm sáng tạo của tác giả. Sự sáng tạo nhằm phản ánh không chỉ hình ảnh bên ngoài mà còn cả các đặc điểm bên trong của đối tượng. Với việc áp dụng nhiều phần mềm, việc vẽ tranh có chất lượng ngày càng cao. Trong dạy học, khó phân định sự khác nhau của tranh và hình vẽ, sử dụng tranh có những ưu điểm sau:
- Khác với ảnh, tranh có thể phản ánh khái quát các đặc điểm bên ngoài, bên trong nổi bật của đối tượng. Do vậy, tranh có thể phản ánh được cả các sự vật hiện tượng mang tính quy luật, cụ thể và sự vật hiện tượng địa lí trừu tượng.
- Các đối tượng địa lí có tính khái quát cao mang tính chất địa lí đại cương đều có thể phản ánh qua hình vẽ và tranh.
- Tranh, hình vẽ về biển, hải đảo có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc các bộ phận vùng biển theo Luật Biển Việt Nam và Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Một số hình vẽ: Các vùng biển của quốc gia ven biển, Quyền các
vùng biển của một quốc gia ven biển được Ban Tuyên giáo Trung ương sử dụng trong
“100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” là tài liệu đáng tin cậy. Ngoài ra trong các giáo trình về biển, hải đảo, các bức tranh còn phản ánh cấu trúc bờ biển, đáy biển… sách giáo khoa phổ thông (Địa lí 8) cũng có hình vẽ về Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam nhưng đơn giản hơn.
Tuy vậy, sử dụng tranh, hình vẽ cũng có những hạn chế do khó thể hiện nhiều đặc tính cụ thể của đối tượng địa lí. Những câu hỏi cụ thể về các bộ phận vùng biển của Việt Nam: nội thủy, đường cơ sở, lãnh hải... gắn liền với vùng biển của các tỉnh, thành phố nước ta không thể phản ánh đầy đủ trên hình vẽ, tranh. Các phương tiện này còn phụ thuộc vào sự sáng tạo chủ quan của một hay một số tác giả.