Giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giảng viên trẻ

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 87 - 88)

- Tôi đã từng không có thiện cảm với những người buôn bán xung quanh…

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ Ở TRUNG TÂM GDQP AN NINH

3.3. Giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giảng viên trẻ

Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đội ngũ GVT cũng như tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường trong tình hình hiện nay. Làm cho mọi thành viên trong trường nhận thấy rằng, chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo của Nhà trường và Trung tâm, việc quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ GVT không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo, của phòng chức năng mà là của tất cả cán bộ, viên chức trong Nhà trường.

Đây là giải pháp cần thiết nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên về mọi mặt, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Nội dung giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bồi dưỡng, rèn luyện cần tập trung giáo dục cho mọi GVT nhận thức đúng nhiệm vụ, chức trách và tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng của GV trong tình hình mới.

- Giải pháp nâng cao nhận thức:

+ Trước hết phải được thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và Trung tâm cũng như hội nghị cán bộ viên chức và được cụ thể hóa cho từng năm học, từng học kỳ.

+ Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trường để mọi người được tham gia bàn bạc, thể hiện ý kiến của mình, góp phần tìm ra biện pháp tốt nhất, đồng thời qua đó nâng cao nhận thức cho họ.

3.3. Giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giảng viên trẻ viên trẻ

- Để tiến hành có hiệu quả các hoạt động dạy học GVT cần nhận thức và thực hiện tốt một số nội dung sau:

+ Người giảng viên phải thực sự là một tấm gương mẫu mực về nhân cách và có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đây chính là nền tảng, là động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy.

+ Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tin tưởng và kiên định với đường lối đổi mới của Đảng; có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, yên tâm, gắn bó với nghề, làm việc tận tâm, tận lực, có trách nhiệm; có tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

+ GVT luôn có thái độ tích cực đối với cuộc sống, không buông thả, chạy theo những ham muốn bình thường, tạo cho họ sự tin yêu của đồng nghiệp và sinh viên. Mục đích cuối cùng là giáo dục, định hướng cho GVT có được tình cảm, trách nhiệm đối với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Nhà trường; nâng cao ý thức làm chủ, lòng tự hào về truyền thống của Quân đội, Nhà trường và làm cho hình tượng nhà giáo có dấu

ấn sâu sắc trong tư tưởng và hành động của mỗi người. Từ đó, đội ngũ GVT có mong muốn, nguyện vọng đem hết khả năng trí tuệ và sức lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người, thực sự là tấm gương sáng, điểm tựa tinh thần vững chắc cho học viên noi theo.

- Cấp ủy, Bộ môn cần tập trung một số giải pháp cơ bản như:

+ Cấp ủy, Bộ môn cần coi trọng trang bị cho đội ngũ GVT một cách cơ bản về lý luận chính trị cho đội ngũ GVT một cách cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước; nhiệm vụ cách mạng, Quân đội trong giai đoạn mới.

+ Coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho GVT, vì đạo đức là cái gốc của người lãnh đạo, là cơ sở, tiền đề để hình thành động cơ, mục đích nghề nghiệp đúng đắn. Giáo dục đạo đức cách mạng nhằm hình thành cho đội ngũ GVT có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; có đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt, quyết đoán; sống bằng kết quả lao động chân chính; biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)