Kết quả sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 30 - 34)

2. THỰC NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CAO HỌC KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TỰ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG

2.3. Kết quả sau khi thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bài kiểm tra từ vựng cho học viên hai nhóm: nhóm thực nghiệm (gồm 48 học viên) và nhóm không thực nghiệm (gồm 48 học viên).

2.3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, kết quả kiểm tra từ vựng của nhóm không thực nghiệm và nhóm thực nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. Kết quả kiểm tra trƣớc khi tiến hành thực nghiệm

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Điểm/ số học viên Tỷ lệ (%) Điểm/ số học viên Tỷ lệ (%) Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (40HV) 83,34 Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (38HV) 79,16 Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (8 HV) 16,67 Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (10 HV) 20,84 Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (0 HV) 0 Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (0 HV) 0 Kết quả trong bảng cho thấy, chất lượng của 2 nhóm HV ban đầu là tương đối đồng đều. Vốn từ vựng của học viên rất hạn chế, đối với nhóm không thực nghiệm, đa số học viên (83,34%) đạt điểm dưới trung bình, 16,67% số học viên đạt mức điểm 5 - 6. Không có người học nào đạt điểm khá, giỏi.

Đối với nhóm thực nghiệm, kết quả kiểm tra cho thấy 79,16% học viên đạt mức điểm dưới 5; 20,84% học viên đạt điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm). Cũng như nhóm không thực nghiệm, không có học viên nào đạt mức điểm khá, giỏi (từ 7 điểm - 10 điểm).

2.3.2 Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm

Bảng 2. Kết quả kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Điểm kiểm tra đầu vào (bài số 1)

Điểm kiểm tra sau khi thực nghiệm (bài số 2)

Điểm kiểm tra đầu vào (bài số 1)

Điểm kiểm tra sau khi thực nghiệm (bài số 2)

Điểm/ số HV Tỷ lệ Điểm/số HV Tỷ lệ Điểm/số HV Tỷ lệ Điểm/số HV Tỷ lệ Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (40HV) 83,34% Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (30 HV) 62,5% Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (38 HV) 79,16% Điểm yếu kém (dưới 5 điểm) (19 HV) 39,58% Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (08 HV) 16,67% Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (17 HV) 35,42% Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (10 HV) 20,84% Điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) (23 HV) 47,92% Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (0 HV) 0% Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (1 HV) 2,08% Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (0 HV) 0% Điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm) (6 HV) 12,5%

Bảng trên cho thấy, ở nhóm không thực nghiệm, số học viên đạt mức điểm dưới 5 đã giảm từ 83,34% xuống còn 62,5%, trong khi đó, số học viên đạt mức điểm trung bình đã tăng từ 16,67% lên 35,42%, có 01 học viên đạt mức điểm khá, giỏi.

Trong khi đó, ở nhóm thực nghiệm, sau khi tiến hành thực nghiệm, số lượng học viên đạt mức điểm dưới 5 đã giảm mạnh từ 79,16% xuống còn 39,58%. Trong khi đó, số lượng học viên đạt mức điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) đã tăng lên gần 2 lần (từ 20,84% lên 47,92%). Điểm nổi bật là số lượng học viên đạt mức điểm khá, giỏi đã tăng lên đáng kể, từ 0% lên 12,5%. Trong khi đó, ở nhóm không thực nghiệm sử dụng Facebook chỉ có 01 (2,08%) học viên đạt mức điểm khá, giỏi.

Như vậy, sau khi thống kê, phân tích và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm không tham gia thực nghiệm và nhóm tham gia thực nghiệm, kết quả thu được sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

+ Ở nhóm không thực nghiệm: số học viên đạt mức điểm dưới 5 có giảm nhưng không thể bằng với mức giảm ở nhóm thực nghiệm, số học viên đạt mức điểm trung bình (5 điểm - 6 điểm) có tăng nhưng tăng nhẹ, có 01 học viên đạt điểm khá, giỏi (7 điểm - 10 điểm).

+ Ở nhóm thực nghiệm, tuy vẫn còn có học viên đạt mức điểm dưới 5, nhưng số học viên đạt điểm ở mức trung bình và khá, giỏi đã tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy, việc thực nghiệm hướng dẫn cho học viên cao học không chuyên ngữ tự học và nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh B1 khung tham chiếu châu Âu qua Facebook đã đem lại kết quả khả quan. Vốn từ vựng của học viên đã được nâng cao một cách rõ rệt.

3. KẾT LUẬN

Kết quả điều tra cho thấy một thực tế là sinh viên nói chung và các học viên cao học nói riêng ở Trường Đại học Hồng Đức thực sự có hứng thú với mạng xã hội Facebook, đồng thời họ cũng nhiệt tình hoan nghênh ý tưởng biến Facebook thành không gian chung để học từ vựng tiếng Anh cấp độ B1 khung tham chiếu châu Âu. Ngược lại, Facebook trong thực nghiệm đã chứng tỏ được những lợi thế trong việc giúp học viên tự học từ vựng tiếng Anh B1. Hiệu quả của trang từ vựng tiếng Anh B1 trong việc nâng cao khả năng tự học từ vựng tiếng Anh B1 thực sự khiến những người làm nghiên cứu chúng tôi hài lòng. Trên thực tế xây dựng trang từ vựng tiếng Anh B1, sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi để trang này ở chế độ mở, không giới hạn số lượng thành viên thì thấy số lượng người nhấp chuột vào biểu tượng Like không ngừng tăng lên. Điều đó có nghĩa là những người quan tâm đến vấn đề học từ vựng B1 trên Facebook là không hề nhỏ và trang mạng từ vựng tiếng Anh B1 mà chúng tôi xây dựng

trong thực nghiệm đã có những giá trị thực tiễn nhất định. Kết quả đạt được ngoài thực nghiệm đó là một niềm khích lệ chúng tôi tiếp tục đầu tư, xây dựng và mở rộng trang từ vựng tiếng Anh B1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Barczyk, C. C. & Duncan, D. G. (2013), Social Networking Media: An approach for the Teaching of International Business, Journal of Teaching in International Business, 23 (2), 98-122.

[2] Barr, D. (2004), ICT - Integrating Computers in Teaching. Peter Lang.

[3] Bosch, T. (2009), Using online social networking for teaching and learning: Facebook use at the University of Cape Town, Communication, 35(2), 185-200. [4] Cohen, L., Manion, L., & Morrison, K. (2007), Research Methods in Education

(6ed.). London: Routledge.

[5] Graves, M. (2000), Reading for Meaning, Teachers College Press.

[6] Henriksen, B. (1999), Three Dimensions of Vocabulary Development, SSLA, 21, 303-317, Cambridge University Press 0272-2631/99.

[7] Hunston, S., Francis,G., và Manning, E. (1997), Grammar and Vocabulary: Showing the Connections, ELT Journal, 51(3). Oxford University Press.

[8] Hurt, N.E., Moss, G. S., Bradley, C. L., Larson, L.R. Lovelace, M. D., Prevost, L. B. Riley, N., Domizi, D., and Camus, M.S. (2012), The Facebook Effect: College Students Perceptions of Online Discussions in the Age of Social Networking, International Journal for the Scholarship of Teaching and Learning,

6(2), 1 -24.

[9] Ireland, S. & Kosta, J (2010), Targer PET, Richmond Publishing.

[10] Junco, R. (2011), The relationship between frequency of Facebook use, participation in Facebook activities, and student engagement, Computers & Education, 58(1), 162-171.

[11] MacMillan (2008), Destination B1: Grammar & Vocabulary. CUP.

[12] Mazer, P. J., Murphy, E. R. & Simonds, C. S. (2007), I‟ll see you on “Facebook”: The effects of computer-mediated teacher self-disclosure on student motivation, affective learning and classroom climate, Communication Education, 56(1), 1-17.

[13] Medge, C., Meek, J., Wellens, J. & Hooley, T. (2009), Facebook, social integration and informal learning at university: “It is more for socializing and talking to friends about work than for actually doing work”, Learning, Media and Technology, 34(2), 141-155.

[14] Nation, I.S.P. (2001), Learning Vocabulary in Another Language. Cambridge: Cambridge University Press.

[15] Nguyễn, Thị Quyết (2012), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng tiếng Anh TOEIC qua việc ứng dụng phần mềm hot potatoes cho sinh viên không chuyên ngữ, Trường Đại học Hồng Đức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. [16] Ractham, P., Kaewkitipong, L. & Firpo, D. (2012), The Use of Facebook in an

Introductory MIS Course: Social Constructivist Learning Environment, Decision Sciences Journal of Innovative Education, 10(2), 165-188.

[17] Raisnski, T.V. (2007), Effective teaching of Reading: From Phonics to Fluency.

Cambridge: Cambridge University Press.

[18] Read, J. (2004), Assessing Vocabulary, Cambridge: Cambridge University Press. [19] Richards, J. (2005) Communicative Language Teaching Today, pp.24-39. RELC

Portfolio Series 13. SEAMEO Regional Language Centre.

[20] University of Cambridge. ESOL Examinations (2012), PET Vocabulary list. CUP

EXPERIMENTAL INSTRUCTION THE NON-ENGLISH MAJOR POSTGRADUATE STUDENTS AT HONG DUC UNIVERSITY

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học -Số 27 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)