- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
2.4. Minh họa việc vận dụng sơ đồ tƣ duy vào giảng dạy học phần tâm lý học đại cƣơng
đại cƣơng
Học phần tâm lý học đại cương có cấu trúc 4 chương:
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học (Chương này cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về học phần tâm lý học đại cương, như: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học; Bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng; Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý).
Chương 2: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức (nội dung trọng tâm của chương cung cấp cho SV những kiến thức chung về quá trình hình thành, phát triển
tâm lý, ý thức như: cơ sở tự nhiên; cơ sở xã hội (nền văn hóa xã hội; hoạt động; giao tiếp) của tâm lý người; cấu trúc của ý thức, các cấp độ của ý thức; chú ý;…).
Chương 3: Nhận thức (Chương 3 cung cấp cho SV những kiến thức về quá trình nhận thức như: Nhận thức cảm tính; Nhận thức lý tính).
Chương 4: Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách (nội dung của chương này cung cấp cho SV những kiến thức liên quan đến nhân cách như: khái niệm nhân cách; các thuộc tính tâm lý của nhân cách; tình cảm, ý chí; sự hình thành phát triển nhân cách).
Dựa vào các bước lập sơ đồ tư duy ở trên, nhằm tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Sau đây tôi xin giới thiệu 2 nội dung trong Chương 1 mà tôi đã lập và sử dụng trong quá trình giảng dạy học phần là bản chất hiện tượng tâm lý người và các phương pháp nghiên cứu tâm lý.
Nội dung 1: Bản chất hiện tượng tâm lý người
Phần kiến thức này gồm có 2 nội dung:
1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể
Ở nội dung này, sinh viên cần phải nắm được nguồn gốc của sự hình thành tâm lý cũng như điều kiện để hình thành các hiện tượng tâm lý đó; nguyên nhân làm cho tâm lý người mang tính chủ thể là gì,…. Vì vậy phần kiến thức cần cung cấp cho sinh viên gồm có khái niệm phản ánh, hiện thực khách quan (HTKQ), chủ thể và phản ánh tâm lý, tính chủ thể,… được tôi thể hiện ở sơ đồ tư duy sau:
2. Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người
Phần kiến thức bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người, gồm có 4 nội dung kiến thức yêu cầu sinh viên nắm vững: 1. Tâm lý người có nguồn gốc xã hội; 2. Tâm lý
người có nội dung xã hội; 3. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp; 4. Tính lịch sử trong tâm lý người. Tôi đã thể hiện những nội dung kiến thức này ở sơ đồ dưới đây:
Tổng hợp hai sơ đồ, tôi sẽ đưa ra được sơ đồ tư duy tổng quát về Bản chất hiện tượng tâm lý người như sau:
Nội dung 2: Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
Trên cơ sở nắm được bản chất hiện tượng tâm lý người ở trên và các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý. Phần nội dung này đề cập đến các phương pháp nghiên cứu tâm lý người, sinh viên lĩnh hội nội dung kiến thức này để có thể sử dụng một cách linh hoạt trong nghiên cứu, tác động đến con người một cách hiệu quả, tích cực để hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này. Với nội dung này, sinh viên cần nắm được các phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu tâm lý con người. Nội dung kiến thức này yêu cầu sinh viên nắm được định nghĩa, hình thức quan sát, hiệu quả của phương pháp, cách tiến hành phương pháp. Tôi cụ thể nội dung thông qua sơ đồ sau:
2. Phương pháp điều tra
Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu tâm lý. Cũng như phương pháp quan sát, nội dung này yêu cầu sinh viên phải nắm được định nghĩa, hình thức điều tra, các loại câu hỏi điều tra cũng như hiệu quả của phương pháp trong nghiên cứu. Tôi đã thể hiện nội dung thông qua sơ đồ sau:
3. Phương pháp thực nghiệm
Đây cũng là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, nắm vững kiến thức ở nội dung này sẽ giúp sinh viên đưa ra các cách thực nghiệm phù hợp với đối tượng. Ở phương pháp này phần nội dung kiến thức mà sinh viên cần nắm được thể hiện qua sơ đồ sau:
4. Phương pháp trắc nghiệm (test)
Tương tự các phương pháp trên, phần nội dung kiến thức sinh viên cần lĩnh hội được thể hiện qua sơ đồ sau:
5. Phương pháp trò chuyện
Phương pháp trò chuyện là một phương pháp hỗ trợ đắc lực với các phương pháp nghiên cứu tâm lý ở trên vì giúp cho quá trình nghiên cứu có thể thu thêm được những thông tin quan trọng, cần thiết liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Nội dung này, tôi đã thể hiện thành sơ đồ tư duy dưới đây:
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý đa dạng, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cần sự phối hợp hiệu quả giữa chúng để thu được kết quả tốt nhất. Vì vậy sinh viên phải hệ thống hóa được sơ đồ tư duy tổng hợp các phương pháp và thấy được ưu, nhược điểm của từng phương pháp để vận dụng. Từ những nội dung trên, ghép các sơ đồ thành phần chúng ta sẽ có sơ đồ tổng quát cho nội dung phương pháp nghiên cứu tâm lý. Xin đưa ra phần sơ đồ có tính minh họa như sau: