Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 34)

9. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở

1.3.2.Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS

1.3.2.1. Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn

Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn gồm có: Danh sách cán bộ giáo viên, kế hoạch năm học, báo cáo sơ kết học kỳ, báo cáo tổng kết năm học, nghị quyết tổ, nhóm chuyên môn, các quyết định khen thưởng và các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong năm học.

Theo điều 27 - Điều lệ trường THCS, TTCM tham gia quản lý sổ gọi tên - ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ học sinh thuộc hệ thống hồ sơ của nhà trường. Ngoài ra TTCM trực tiếp quản lý hồsơ của giáo viên gồm:

+ Bài soạn

+ Kế hoạch giảng dạy theo tuần + Sổ dự giờthăm lớp

+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ngoài các hồ sơ theo quy định điều lệ trường THCS, TTCM còn trực tiếp quản lý các hồsơ khác theo quy định của Hiệu trưởng:

+ Sổđiểm các nhân + Sổ báo giảng

+ Sổ tích luỹ chuyên môn + Sổ nghị quyết

+ Sổtrao đổi nhóm chuyên môn

+ Đăng ký thi đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học.

1.3.2.2. Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ chuyên môn

Vào đầu năm học, TTCM dự thảo và thông qua tổ về kế hoạch hoạt động chung, báo cáo Hiệu trưởng và được Hiệu trưởng duyệt. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổđã được duyệt, hướng dẫn và yêu cầu các tổ viên lập kế hoạch cá nhân, đăng ký thi đua, đăng ký đề tài khoa học SKKN.

Khoản 2 điều 16 trong Điều lệ trường trường trung học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02-4-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [6]: “Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch chuyên môn, phân phối chương trình môn học và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ

chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, năng lực và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu kém...).

1.3.2.3. Quản lý phân công nhiệm vụđầu năm học

TTCM dự kiến phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ phải căn cứthông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, theo đó định mức tiết dạy giáo viên THCS là 19 tiết/tuần; định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng là 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng là 4 tiết/tuần; giáo viên chủ nhiệm được giảm 4 tiết/tuần; giáo viên phụ trách thiết bị hoặc thư viện được giảm từ 2-3tiết/tuần;

TTCM được giảm 3 tiết/tuần; giáo viên làm Bí thư chi bộ nhà trường hoặc Chủ tịch công đoàn trường hạng 1 được giảm 4 tiết/tuần, hạng trường còn lại giảm 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm công tác đoàn: Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 70% tiết/tuần; Phó Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 35% tiết/tuần; giáo viên kiêm Thư ký Hội đồng hoặc kiêm Trưởng Ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên được tuyển dụng lần đầu được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên nữ có con nhỏ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm 3 tiết/tuần.

TTCM nhận nghị quyết chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ chức hội nghị dân chủ bàn bạc phân công nhiệm vụ đầu năm học, báo cáo Hiệu trưởng đề nghị phân công chuyên môn của tổ trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. TTCM tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dục (thời khoá biểu) của các tổ viên.

Việc phân công nhiệm vụ đầu năm học là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Quản lý phân công giúp cho tổtrưởng bám sát được mục tiêu nhiệm vụ năm học, mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, mục đích cần đạt và các chỉ tiêu cần phấn đấụ Hơn thế nữa phân công hoạt động vạch ra cho tổ chuyên môn các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, mang tính khả thi caọ

Khi quản lý phân công nhiệm vụ đầu năm học của nhà trường, TTCM cần chú trọng đến chỉ đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng của tổ. TTCM cần duyệt kế hoạch hoạt động của giáo viên trong tổ và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch đó.

- Phổ biến mục tiêu giáo dục của Phòng Giáo dục-Đào tạo xây dựng theo từng năm học.

- Phổ biến nội dung chương trình dạy học và giáo dục của từng môn học cấp học.(Những chỉ đạo mới của cấp trên).

- Những yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, và các yêu cầu về giáo dục nhân cách học sinh.

- Những thuận lợi và khó khăn của tổ trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp khắc phục.

1.3.2.4. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài sáng kiến kinh nghiệm, khoa học sư phạm ứng dụng

TTCM tham gia quản lý giáo viên đăng ký đề tài khoa học, SKKN theo hướng dẫn của Sở khoa học công nghệ và Sở Giáo dục- Đào tạọ Đây là một trong những nội dung hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học cho giáo viên và học sinh ở từng tổ chuyên môn.

- Đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài sáng kiến, khoa học ứng dụng được tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất trên cơ sở kế hoạch chuyên môn chung của trường từđầu năm học.

- Hàng tháng TTCM có trách nhiệm lên kế hoạch và trình Phó Hiệu trưởng chuyên môn để lên kế hoạch chung trong tháng.

- Đề tài sáng kiến, khoa học ứng dụng phải thiết thực và có tính khả thi, gắn với những yêu cầu và nhu cầu cụ thể trong quá trình dạy học, phù hợp với đối tượng dạy học và đặc điểm tình tình của trường.

1.3.2.5. Quản lý thiết kế bài soạn (giáo án) và kiểm tra đánh giá học sinh

TTCM ký giáo án cho các thành viên trước khi lên lớp một tuần, tham gia quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, chấm trả bài của giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT ngày 12/12/2011, theo đó cần quán triệt đầy đủ nội dung Thông tư 58, đặc biệt là các quy định tại chương II (đánh giá xếp loại hạnh kiểm), chương III (đánh giá xếp loại học lực), chương IV (sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại) và chương V (trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý).

-Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

-Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.

-Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏị Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 34)