Nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 37 - 41)

9. Kết cấu của đề tài

1.4.2.Nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM

1.4. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS

1.4.2.Nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM

Bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM là một trong các hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý tạo cơ hội cho CBQL tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và kỹnăng quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạọ

Nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM trường THCS là một hoạt động quản lý giáo dục bao gồm các chức năng sau:

1.4.2.1. Bồi dưỡng kỹnăng lập kế hoạch

Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, với chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã xác định. Kế hoạch được đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới để đạt được mong muốn.

Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý của TTCM. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêụ Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn lộ trình hoạt động của tổ chuyên môn, từng GV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chuyên môn.

Quy trình xây dựng kế hoạch gồm những kỹnăng cụ thể sau:

- Kỹnăng phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động tổ chuyên môn. -Kỹ năng xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động chuyên môn và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó.

- Kỹnăng xác định các hoạt động của tổ chuyên môn tương ứng với các mục tiêu của nhà trường.

-Kỹnăng xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động.

- Kỹ năng xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.

Có thể thấy, xây dựng kế hoạch hoạt động của TTCM là một việc làm không thể thiếụ Kế hoạch được lập căn cứ vào các văn bản chỉđạo của cấp trên, vào điều kiện nhà trường, địa phương, vào khả năng, năng lực của giáo viên và học sinh. Kế hoạch của TTCM và tổ chuyên môn là chương trình hành động cụ thể, thể hiện rõ định mức, sựlượng hóa các nhiệm vụ được giao và hệ thống biện pháp. TTCM phải hướng dẫn giáo viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu đúng đắn và các biện pháp đểđạt được các mục tiêu đã đề rạ

Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch cho người TTCM là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ởtrường THCS. Qua bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp cho người TTCM thực hiện được một trong số những nhiệm vụ quan trọng của mình trong quá trình quản lí tổ chuyên môn.

1.4.2.2. Bồi dưỡng kỹnăng tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí một cách khoa học những nguồn lực của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau đểđạt được mục tiêu của hệ thống một cách tối ưụ

Bồi dưỡng kỹnăng tổ chức thực hiện kế hoạch cho người TTCM là trang bị cho họ những cách thức tổ chức cho đội ngũ giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trìnhdạy học và giáo dục.

+ Về mục đích: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của cá nhân đúng hướng, đủ và đúng theo các quy định.

+ Về nội dung: Phổ biến mục tiêu giáo dục của Sở Giáo dục - Đào tạo xây dựng theo từng năm học; phổ biến nội dung chương trình dạy học và giáo dục của từng môn học (những chỉ đạo mới của cấp trên); những yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và các yêu cầu về giáo dục nhân cách học sinh; những thuận lợi và khó khăn của tổ chuyên môn trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp khắc phục.

- Bồi dưỡng kỹ năng Tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạyhọc cho TTCM bao gồm:

+ Tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp. + Cụ thể theo thời gian; tuần, tháng, học kỳ, năm học.

+ Nội dung thực hành cần xác định một cách cụ thể dựa trên nhu cầu và đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn của giáo viên, được tổ chuyên môn bàn bạc, xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và yêu cầu của chương trình mớị

+ Tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình hoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm.

- Bồi dưỡng kỹnăng kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạyhọccủa các thành viên trong tổ cho người TTCM.

TTCM thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Kết hợp giữa đánh giá của cá nhân, của tổ chuyên môn về tình hình chất lượng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong tập thể tổ và mỗi giáo viên. Đồng thời, TTCM phải kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo định kỳ, từng tháng hoặc đột xuất.

1.4.2.3. Bồi dưỡng kỹnăng, kiểm tra đánh giá

Chủ thể quản lý phải thu thập những thông tin từ đối tượng quản lý để xem xét, đánh giá, kịp thời phát hiện những sai sót đểđiều chỉnh. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý tiếp theọ

Kiểm tra đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng nói riêng. Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt.

Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà quá trình quản lý của TTCM được khép kín và được điều chỉnh kịp thờị Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọng các vấn đề: Tiến độ thực hiện chương trình dạy học, phát hiện các vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh; chất lượng giáo án và giờ dạy trên lớp; giáo viên đánh giá kết quả

học tập của học sinh: kiểm tra, chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lượng có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch hay không,...

Các nội dung kiểm tra: việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục; việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; việc thực hiện các chuyên đề của tổ; nền nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá.

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện: kiểm tra tất cả các khâu, các hoạt động của giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng của các hoạt động; Kiểm tra chuyên đề: kiểm tra một mảng hoạt động nào đó như việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học,…

Đánh giá kết quả: Việc đánh giá kết quả phải bám vào các tiêu chuẩn đã được quy định như đánh giá, xếp loại giờ dạy; đánh giá, xếp loại hồ sơ, giáo án; đánh giá, xếp loại giáo án điện tử. Đánh giá đúng kết quả sẽ giúp cho giáo viên, tổ chuyên môn xác định được chất lượng hoạt động của mình đang ở mức độ nào, thấy rõ được những hạn chế cần khắc phục để điểu chỉnh. Mặt khác kiểm tra luôn luôn đi đôi với nhắc nhở rút kinh nghiệm làm cho người được kiểm tra nhận thấy rõ những ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế cần khắc phục và phương hướng phấn đấụ

Qua đó ta có thể khẳng định, Bồi dưỡng kỹ năng, kiểm tra đánh giá là một việc làm hết sức cần thiết qua đó giúp người TTCM hoàn thành nhiệm vụ của mình ởtrường THCS.

1.4.2.4. Bồi dưỡng các kỹnăng mềm cho TTCM * Nhóm 1: Kỹ năng nhận thức tổng hợp

Gồm:

- Kỹnăng tư duy về công việc.

- Sự tổng hợp kiến thức về tất cả các mặt, cùng với một phương pháp luận khoa học cũng như phương pháp tư duy lôgíc, trên cơ sở những tư tưởng quan điểm đúng đắn.

* Nhóm 2: Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ

Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ thâm nhập và phát huy tác dụng ở tất cả các khâu, các quá trình của toàn bộ hoạt động quản lý. Đó là khả năng làm việc

hợp tác của TTCM với mọi người, khai thác và sử dụng năng lực của họ, tạo ra một môi trường lành mạnh, một không khí an toàn cởi mở. Với một không khí như vậy thì bất kỳ ai tham gia vào hoạt động đều cảm thấy tin tưởng dễ dàng phát huy sáng kiến bộc bạch tâm tư nguyện vọng. Cụ thể:

- Xây dựng tốt mối quan hệ giữa TTCM với các giáo viên trong trường. - Xây dựng mối quan hệ giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn với nhaụ - Xây dựng mối quan hệ giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong trường đểchăm lo giáo dục cho học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với trường bạn, với Phòng Giáo dục-Đào tạọ Trong số các kỹ năng kể trên thì kỹnăng lập kế hoạchlà cơ sở, tiền đề quan trọng đểngười TTCM tổ chức thực hiện kế hoạch, điều hành các hoạt động của tổ CM. Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch gắn với vai trò, uy tín, trách nhiệm của người TTCM, là thước đo đánh giá trình độ, năng lực quản lí và điều hành hoạt động CM của người TTCM. Chính vì vậy bồi dưỡng các kỹ năng này cho người TTCM là vô cùng quan trọng và thiết yếụ Bên cạnh đó cũng cần chú ý bồi dưỡng các kỹ năng khác một cách tương xứng như đã phân tích ở trên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 37 - 41)