9. Kết cấu của đề tài
3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các
3.2.4. Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS là để hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, để tinh thần đổi mới của Nghị quyết 29-NQ/TW được lan tỏa, đi vào cuộc sống, trởthành động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà trường.
Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trường THCS để đội ngũ TTCM có đầy đủ phẩm chất và năng lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, cụ thể là:
- Có nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Có kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, với trường THCS nói riêng.
Có kiến thức và kỹnăng quản lý chuyên môn, trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ởtrường THCS.
- Có kiến thức và tầm nhìn trong việc đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Đổi mới nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM phù hợp với thực tiễn địa phương và yêu cầu của đất nước. Với cấp THCS, nội dung bồi dưỡng kỹ năng cần đi vào các lĩnh vực cụ thể, thiết thực như: kỹnăng lập kế hoạch; kỹ năng quản lý hoạt động dạy học và thực hiện quy chế chuyên môn; kỹ năng tổng hợp, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; kỹ năng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kỹ năng quản lý kiểm tra đánh giá; kỹnăng xử lý thông tin; kỹ năng soạn thảo văn bản và thi hành các quyết định, ...
Nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM cần chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, tránh lý thuyết suông. Tập trung bồi dưỡng các kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình huống trong quản lý giáo dục.
Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả. Kế hoạch bồi dưỡng có trở thành hiện thực hay không, các mục tiêu bồi dưỡng đặt ra thực hiện đến mức độ nào, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vào việc xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹnăng quản lý. Cần phải bồi dưỡng cho TTCM kỹ năng cụ thể hóa kế hoạch thành chương trình hành động theo các mốc thời gian. Phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng người trong việc hoàn thành nhiệm vụđó. Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng giúp ngành GD&ĐT điều hành quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý diễn ra theo một nhịp điệu, đảm bảo tiến độ Bộ GD&ĐT quy định. Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng, có thể kiểm tra được tình hình thực hiện bồi dưỡng của TTCM theo từng mốc thời gian năm học. Nội dung bồi dưỡng
phải gắn với việc phân công nhiệm vụ, Phòng GD&ĐT làm gì? Các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM phải làm gì? Các trường THCS làm gì? Hiệu trưởng trường THCS làm gì? TTCM trường THCS làm gì ? Việc phân công gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng cũng cần dựa trên mức độ ưu tiên của các mục tiêu để huy động các nguồn lực tập trung cho mục tiêu chính. Nội dung bồi dưỡng kỹnăng thường có mối quan hệ với nhau, trong đó có nội dung then chốt. Nội dung then chốt là nội dung tạo bước đột phá trong kỹ năng quản lý.
Nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM phải gắn kết giữa chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học.
3.2.4.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tài liệu bồi dưỡng phải mang tính khoa học, cập nhật được kiến thức mới về quản lý giáo dục trong nước và thế giới, sát với thực tếđịa phương. Cần chú trọng các yêu cầu: sát với mục tiêu bồi dưỡng; sát với đối tượng bồi dưỡng; sát với nhu cầu bồi dưỡng; sát với khả năng bồi dưỡng.
Phòng GD&ĐT với vai trò chủ thể quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trường THCS cần phối hợp tốt với Ban Tổ chức Huyện ủy, Sở GD&ĐT, các đơn vị có chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lý để điều phối, khớp nối hoạt động bồi dưỡng nhằm tránh tản mạn, trùng lặp nội dung bồi dưỡng. Đồng thời phải tập trung xây dựng đề án về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS. Xây dựng chuẩn hóa chương trình, tài liệu, phù hợp từng đối tượng học viên với các cấp độkhác nhau; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, học tập kỹnăng quản lý theo trường THCS đạt chuẩn Quốc gia; tăng cường nguồn thu xã hội hóa giáo dục.
Các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho học viên. Muốn vậy chú ý đúng mức tăng nội dung thực hành, thực tập, đi sâu vào những hoạt động cụ thể để học viên sau khi được bồi dưỡng thực sự vững vàng hơn trên cương vịcông tác được giaọ
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả cần có các điều kiện sau:
- Các cấp quản lý giáo dục cần phải ban hành hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn việc xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trường THCS. Các cơ quan chuyên môn giáo dục, các trường đào tạo cán bộ quản lý cần tổ chức hội thảo và thống nhất đưa ra chương trình khung về nội dung bồi dưỡng kỹnăng quản lý.
- Tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS. Việc bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cần làm tốt việc động viên, giúp đỡ, hỗ trợngười tham gia bồi dưỡng và người được bồi dưỡng.
3.2.5. Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các
trường THCS
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Phương pháp bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của một khóa bồi dưỡng.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng là nhằm tích cực hóa các hoạt động nhận thức của người học, phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
Giúp TTCM hiểu được bản chất của việc bồi dưỡng và có phương pháp bồi dưỡng tích cực. Nắm được một số phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tích cực, vận dụng các phương pháp này vào quá trình bồi dưỡng trên lớp tập huấn, trong trường đào tạo cũng như tự bồi dưỡng ở nhà một cách sáng tạo và mang lại hiệu quả học tập cao hơn.
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng của ngành, từng bước đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS gồm:
- Trước hết cần rà soát các khâu trong quy trình công tác cán bộ như: quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, cách chức; đánh giá cán bộ qua kỹnăng, hiệu quả quản lý.
- Tập trung xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; tăng cường cơ sở vật chất thiết bị; xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng; giao chỉ tiêu chất lượng; quản lý chặt chẽ, duy trì kỷ cương; tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá.
- Đổi mới phương pháp dạy học; kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, phương tiện dạy học, phù hợp với đối tượng học viên và nội dung kỹ năng được bồi dưỡng; phương pháp dạy dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; đề cao vai trò trung tâm của người học trong quá trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý.
- Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹnăng cho TTCM của các học viên, trọng tâm là phương pháp học, phương pháp tự học. Người học phải tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động học tập; rèn kỹnăng quan sát, nghe, ghi chép, nói, viết; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp; phương pháp xử lý thông tin,...
3.2.5.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp
Cải tiến phương pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý hiệu quả thấp sang phương pháp mới đem lại hiệu quả caọ Trong đó đối tượng được bồi dưỡng - TTCM trường THCS tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ khuyết kỹ năng quản lý còn thiếu, còn yếu để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà trường.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kỹ năng quản lý của TTCM. Cách kiểm tra đánh giá phải được thực hiện khoa học, thường xuyên trong thực tiễn quản lý và hiệu quả quản lý của TTCM. Chú trọng đến việc đánh giá khảnăng, năng lực độc lập tư duy của TTCM. Hoạt động kiểm tra, đánh giá TTCM phải được tiến hành chặt chẽ, nhằm đánh giá chính xác kỹnăng quản lý của TTCM.
Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng kỹ năng quản lý giữa các TTCM. Cải tiến hình thức các hoạt động bồi dưỡng. Tích cực tham gia tất cả các
hoạt động bồi dưỡng, không sợ sai vì có làm sai, hiểu sai thì khi được sửa chữa, kiến thức sẽ khắc sâu vào trí nhớhơn. “Học thầy không tày học bạn”, không giấu dốt, sẵn sàng hỏi kinh nghiệm TTCM giỏi khi không hiểu rõ, tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp qua các hoạt động học tập nhóm, qua trao đổi bài học, bài làm.
Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự bồi dưỡng. Cần tự bổ sung kiến thức qua sách báo, truyền hình, internet… nhất là những kiến thức khoa học, đời sống, xã hội liên quan đến quản lý giáo dục.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹnăng quản lý. Sử dụng hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, băng hình, đĩa CD,điện thoại thông minh, ...
Đưa nhiều tình huống trong quản lý nhà trường vào bài giảng theo một quy trình khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, tính sư phạm. Ngoài phương pháp thuyết trình cần tổ chức tốt phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại, đa dạng bài tập xử lý tình huống, bài tập trắc nghiệm, viết thu hoạch, đề tài, ...
Đặc biệt phải đổi mới phương pháp bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý khoa học, hiệu quả hiện nay gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thuyết trình: Giảng viên trình bày những vấn đề thuộc về nhận thức hay những tình huống quản lý giáo dục trong thực tiễn cần được nghiên cứu giải quyết (Quan hệ thông tin một chiềụ)
Giai đoạn 2: Trao đổi - Đối thoại: Giảng viên cùng học viên trao đổi về những vấn đề trình bày tại giai đoạn 1, tìm hiểu sâu hơn và giải thích rõ hơn vấn đề trình bày (Quan hệ thông tin hai chiều).
Giai đoạn 3: Thực hành: Học viên - dưới sự hướng dẫn của giảng viên - tiến hành giải quyết các vấn đề đặt ra (Áp dụng - quá trình chuyển hóa từ nhận thức sang hoạt động thực tiễn, lao động sáng tạo).
Giai đoạn 4: Thảo luận: Học viên tựđánh giá kết quả giải quyết vấn đề đặt ra, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu (Tựđánh giá, rút kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn sau bồi dưỡng).
Như vậy phương pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý này theo chu trình: Thông báo để biết Để hiểu Để áp dụng Đểđánh giá.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Đổi mới phương pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý đối với TTCM các trường THCS.
Đổi mới phương pháp quản lý trong việc nâng cao chất lượng GD trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với GD. TTCM có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng quản lý tốt sẵn sàng thực hiện cái mới, cái khó trong GD trước mắt cũng như lâu dàị
Giảng viên, báo cáo viên phải nắm vững bản chất của việc bồi dưỡng kỹnăng quản lý, đối tượng được bồi dưỡng kỹ năng quản lý từ đó nắm vững vấn đề đổi mới PPDH, có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt. Xây dựng cho TTCM -học viên được bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, phát huy năng lực tự học, sáng tạọ
Các trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh, huyện có đầy đủ điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, có kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM.