9. Kết cấu của đề tài
3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các
3.2.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn
các trường THCS
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM có ý nghĩa hết sức quan trọng. Lập được kế hoạch có nghĩa là ta đã xác định được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng TTCM, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Trong quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, ta đã chọn những phương án tối ưu để thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM nhằm đạt được mục tiêu đề rạ Lập kế hoạch có nghĩa là ta đã định hướng hoạt động cho chủ thể bồi dưỡng (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, TTCM) và đối tượng bồi dưỡng đó là TTCM. Đồng thời ta cũng huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Nhận thức đầy đủ về công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM là nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Hiệu trưởng các trường và của chính bản thân người TTCM.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu hay nói cách khác là trạng thái TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang.
Xác định các nguồn lực cần thiết cho công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang.
Xây dựng sơ đồ khung của việc lập kế hoạch và xác định rõ mục tiêu của công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trong một năm học. Mục tiêu đó phải phù hợp thực tiễn, có tính khả thị
3.2.3.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp
Vào đầu năm học (tháng 8 hàng năm) sau khi ổn định tổ chức, Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm TTCM, Phòng Giáo dục-Đào tạo tiến hành điều tra nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM các trường THCS trong toàn huyện. Điều đó có nghĩa là đã xác định được nội dung cụ thể sẽ bồi dưỡng cho TTCM, cách thức tiến hành điều trạ
Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý TTCM cho một năm học. Những nội dung về nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của người TTCM, bồi dưỡng về khoa học quản lý và kỹ năng quản lý giáo dục,... Có thể tổ chức thành lớp tập trung tại Phòng Giáo dục-Đào tạo hoặc theo cụm trường. Để mở các lớp bồi dưỡng tập trung, Phòng Giáo dục -Đào tạo sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể về thời gian, địa điểm, số người tham gia,… thông báo tới tất cảcác trường THCS trong huyện.
Các nội dung bồi dưỡng về kỹ năng quản lý như lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chỉ đạo, kỹ năng kiểm tra đánh giá,... giao cho Hiệu trưởng các trường bồi dưỡng thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của TTCM tại đơn vị. Phòng Giáo dục -Đào tạo có văn bản chỉ đạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường nghiêm túc thực hiện, coi đó là nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ của Hiệu trưởng. Phòng GD&ĐT sẽ kiểm tra chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM của Hiệu trưởng hoặc lồng ghép vào các đợt thanh tra hành chính, chuyên ngành trong năm học.
Các nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ tin học, văn bản mới, nghiên cứu nội dung chương trình, cập nhật bổ sung kiến thức,... giao cho TTCM tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng TTCM, có kiểm tra đánh giá, lấy kết quả tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho TTCM là một tiêu chí đểđánh giá xếp loại TTCM cuối năm học.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Kế hoạch bồi dưỡng kỹnăng quản lý phải được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với quy hoạch, phù hợp với quy mô phát triển GD. Kế hoạch đó phải mang tính kế thừa công tác bồi dưỡng của giai đoạn trước để đảm bảo tính thống nhất qua từng giai đoạn.
Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý phải được cân nhắc kỹ về thời gian, về số lượng người được cử đi bồi dưỡng để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc và phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Xây dựng tốt kế hoạch tài chính dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý. Cơ quan quản lý cấp trên quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần đểđội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường THCS yên tâm học tập.
Mỗi CBQL phải nêu cao ý thức học tập khi được cử đi học, phải luôn tự ý thức trau dồi tri thức, tích cực tự học, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những TTCM tham gia bồi dưỡng.
Các cơ quan quản lí phải có những văn bản cụ thểquy định về chế độ, chính sách đối với những giáo viên đi học.
Nhà trường phải đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bịđểđáp ứng yêu cầu cho việc bồi dưỡng.
Thư viện nhà trường phải có đầy đủ các sách tham khảo, sách tra cứu và tài liệu cần thiết phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Ngoài khoản ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho việc đào tạo, bồi dưỡng, ngành Giáo dục và mỗi nhà trường cần phải tạo thêm các nguồn kinh phí khác hỗ trợ hoạt động nàỵ
3.2.4. Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý