Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho tổ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 69 - 70)

9. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn các

2.3.6. Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho tổ

trưởng chuyên môn

Kết quả khảo sát 120 CBQL và giáo viên thực trạng về phương pháp, hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, chúng tôi thu được bảng kết quả 2.13 như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng vềphương pháp, hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu

là thuyết trình. 17 14,2 43 35,8 30 25,0 30 25,0

2

Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới: tổ trưởng chuyên môn được thảo luận và làm bài tập thực hành.

37 30,8 67 55,8 10 8,3 6 5,0

3 Bồi dưỡng tập trung. 23 19,2 56 46,7 23 19,2 18 15,0 4 Bồi dưỡng sau kiểm tra của CBQL. 28 23,3 59 49,2 21 17,5 12 10,0 4 Bồi dưỡng sau kiểm tra của CBQL. 28 23,3 59 49,2 21 17,5 12 10,0 5 Bồi dưỡng qua thực hành, trải nghiệm 29 24,2 49 40,8 28 23,3 14 11,7 6 Trao đổi ở các diễn đàn, trang

mạng internet. 30 25,0 63 52,5 16 13,3 11 9,2

7 Tự nghiên cứu bồi dưỡng. 26 21,7 56 46,7 24 20,0 14 11,7

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.12 chúng tôi thấy rằng, phương pháp bồi dưỡng bịđánh giá thấp đó là phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình, với 14,2% ý kiến đánh giá tốt, 35,8% khá, 25% trung bình và 25% yếụ Nguyên nhân do phương pháp bồi dưỡng này không lôi cuốn được người nghe, không có sự tham gia của người học vào quá trình bồi dưỡng.

Có 86,7% CBQL và giáo viên đánh giá Phương pháp bồi dưỡng đã có

nhiều đổi mới: TTCM được thảo luận và làm bài tập thực hành là tốt và khá. Nguyên nhân, TTCM có thể thảo luận, trao đổi với báo cáo viên về các kỹ năng quản lý còn vướng mắc trong quản lý TCM. Có thể thấy phương pháp bồi dưỡng này đã có sự đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, việc bồi dưỡng đã tập trung vào các nội dung còn yếụ

Về hình thức Bồi dưỡng tập trung có 19,2% ý kiến đánh giá là tốt, 46,7% khá, 19,2% trung bình và 15% yếụ Đây là hình thức mà mức độ đánh giá đạt được hiệu quả thấp nhất. Do nó không có sựlinh động về thời gian bồi dưỡng, TTCM phải mất thời gian, tiền bạc trong việc bố trí, di chuyển đến địa điểm bồi dưỡng.

Hình thức bồi dưỡng qua trao đổi ở các diễn đàn, trang mạng internet, có 65% người được khảo sát mức độ thực hiện là tốt và khá. Do hình thức bồi dưỡng này TTCM có thể bố trí thời gian phù hợp với công việc giảng dạy, cũng như công việc quản lý trong nhà trường. TTCM có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong hình thức bồi dưỡng nàỵ

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho TTCM cần phải đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng (bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng, tổ chức dự giờ sinh hoạt, giao lưu giữa TTCM các trường...), phương pháp bồi dưỡng phải có sựđổi mới thay vì thuyết trình, báo cáo, bằng phương pháp làm việc nhóm, tình huống,...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)