Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 75 - 78)

9. Kết cấu của đề tài

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục đích của mỗi hoạt động là kết quả dự kiến mà hoạt động cần đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉđạo toàn bộ quá trình hoạt động mà mỗi cá nhân hay toàn bộ hệ thống cần phải phấn đấu đểđạt được mục đích. Hiệu quả của mỗi hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu có chính xác và phù hợp hay không. Vì vậy đây là một nguyên tắc luôn cần đảm bảo trong nghiên cứu khoa học.

Để xác định các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM cần bám sát vào mục tiêu bồi dưỡng kỹnăng quản lý. Đó là:

Giáo viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý ởtrường THCS bao gồm: vị trí, vai trò, mục tiêu của kỹ năng quản lý; nội dung, hình thức hoạt động và các nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý; quy trình tổ chức và đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý.

TTCM cần rèn luyện các kỹnăng quản lý cơ bản bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kỹ năng thiết kế; kỹ năng tổ chức; kỹnăng đánh giá; kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục,....

Bồi dưỡng thái độ tích cực rèn luyện kỹ năng quản lý nói riêng; rèn luyện kỹ năng sư phạm nói chung; góp phần giáo dục tình cảm yêu nghề, yêu trẻ, gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

Khi xây dựng biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM cần phải xác định đúng mục đích, nhận thức luận mô hình phát triển bồi dưỡng kỹnăng quản lý, quy trình thực hiện, xác định các yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho quá trình thực hiện, rèn luyện và đánh giá kết quả đạt được, nhằm bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bo tính h thng

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động đòi hỏi phải luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan như một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Đây là một nguyên lý cơ bản trong lý luận giáo dục.

Vận dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, chúng tôi xác định kỹ năng quản lý là một kỹ năng tổng hợp được cấu trúc bởi các nhóm kỹnăng thành phần. Trong mỗi nhóm kỹ năng thành phần lại bao gồm một số kỹ năng cụ thể. Các kỹ năng thành phần hay các nhóm kỹ năng đều có mối quan hệ liên kết, gắn bó với nhau, tương tác và phụ thuộc lẫn nhaụ Vì vậy tương ứng với mỗi kỹ năng và mỗi nhóm kỹ năng sẽ có các biện pháp và nhóm biện pháp tương ứng. Mỗi biện pháp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của mình. Nếu một biện pháp nào đó bị bỏ qua hay thực hiện kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp kế tiếp và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình rèn luyện kỹ năng quản lý. Mỗi biện pháp được thực hiện sẽ là tiền đề để thực hiện các biện pháp sau, đồng thời mỗi biện pháp sau lại là sự kế tiếp, hoàn thiện và củng cố cho các biện pháp đi trước.

Tuy nhiên khi thực hiện các biện pháp cũng không nên rập khuôn, máy móc mà cần đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo đểđảm bảo tính hệ thống, logic.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bo tính thc tin

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cũng là một nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực tiễn là nơi để kiểm nghiệm các kết quả của hoạt động nhận thức và là nơi để vận dụng các kết quảđó để cải tạo thế giớị

Việc xác định các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương phải dựa trên những cơ sở thực tiễn cơ bản sau:

- Đảm bảo đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu và điều kiện thực tiễn ở các trường THCS. Đặc biệt trong điều kiện thực tiễn hiện nay, việc đẩy mạnh vai trò của TTCM, bồi dưỡng kỹnăng quản lý là rất cần thiết.

- Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường để áp dụng đạt hiệu quả.

- Đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của hiện đại đối với TTCM, chú trọng đến năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức của họ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bo tính kh thi

Các biện pháp đề ra phải có tính khả thi, có thể thực hiện được trong những điều kiện cụ thể. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng quản lý, các biện pháp đề ra phải ngang tầm với quyền hạn và trách nhiệm của nhà trường, khả năng của đội ngũ TTCM và phù hợp với trình độ của TTCM. Hay nói cách khác, TTCM là những chủ thể trực tiếp tham gia quá trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý cần có đủ các điều kiện để thực hiện các biện pháp đề rạ Các biện pháp đề ra phải có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các địa bàn khác nhau có điều kiện tương đương, đặc biệt là tương đương vềđiều kiện cơ sở vật chất và trình độ của người học.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bo tính hiu qu

Các biện pháp đề ra phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng vẫn đạt được chất lượng theo yêu cầu đào tạo đề rạ Tính hiệu quảđược thể hiện ở nhiều mặt:

- Hiệu quả về mặt nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội các tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ, chất lượng cao và vững chắc hơn so với hiện tạị Tri thức và kỹnăng đã lĩnh hội được trở nên có hệ thống, bền vững và có khảnăng thực hành và ứng dụng mang lại kết quả cao trong thực tiễn.

- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức TTCM trong việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thực hành kỹ năng quản lý, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và những đổi mới của giáo dục.

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Tiết kiệm được thời gian và công sức, đảm bảo được chất lượng đề rạ

- Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý phải tạo ra hiệu quả toàn diện và thiết thực để nâng cao kỹnăng quản lý cho TTCM nói riêng và năng lực giáo dục nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)