Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 81 - 84)

9. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ

3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các

3.2.2.Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ

ttrưởng chuyên môn các trường THCS huyn Ninh Giang

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng kỹnăng quản lý của đội ngũ TTCM sẽ giúp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo có cơ sở để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện tốt việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, giúp họ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

Việc thường xuyên nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Làm tốt được việc này tức là đã làm tốt công tác điều tra, thăm dò để có cơ sở dữ liệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM hiệu quả, sát với thực tiễn, đồng thời sẽ xác định được nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch.

Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp đặt ra đòi hỏi ngành Giáo dục -Đào tạo phải phúc đáp và giải quyết. Mặt khác, cuộc cách mạng thông tin 4.0 đã đem lại cho loài người các giá trị lớn lao, buộc từng giáo viên phải có phương pháp tiếp cận khoa học thì mới tồn tại được, mới thực hiện được nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không phải TTCM nào cũng dễ dàng nắm bắt và vận dụng được ngay các thành tựu đó vào trong giảng dạy, quản lý. Cho nên, thường có một bộ phận không theo kịp, tụt lại phía sau và nhiều khi trởthành “vật cản” “vướng chân” đối với sự phát triển của giáo dục. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, các trường phổ thông phải thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu, chất lượng của đội ngũ TTCM để từ đó phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung và hình thức bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho phù hợp. Đây là công việc phải được tiến hành thường xuyên hàng năm, phải

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu, chất lượng đội ngũ TTCM để từ đó phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung và hình thức bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho phù hợp. Đây là công việc phải tiến hành thường xuyên hằng năm, phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn, nhiều cách.

Nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng TTCM về quản lý gồm: lý luận chung của khoa học quản lý, quản lý giáo dục, kỹ năng quản lý theo 4 chức năng (kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra đánh giá)

Nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng TTCM về nghiệp vụ sư phạm, kiến thức các bộ môn của cấp học,...

Nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng TTCM về lý luận chính trị: Người giáo viên nói chung, TTCM nói riêng cần có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên mới đáp ứng được yêu cầu công tác hiện naỵ

3.2.2.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Để nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ta có thể tiến hành 2 cách sau: Dùng phiếu thăm dò trực tiếp đội ngũ TTCM các trường THCS bằng các câu hỏi về nhu cầu bồi dưỡng kỹnăng quản lý, nhu cầu bồi dưỡng công tác chuyên môn, các hình thức bồi dưỡng,…; trưng cầu ý kiến của Hiệu trưởng các trường THCS về nhu cầu bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM ở từng đơn vị trường học, vì thông qua thực tế quản lý chỉ đạo, thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người TTCM thì Hiệu trưởng có thể phát hiện TTCM của trường mình hạn chế ở những mặt nào, cần bồi dưỡng gì. Ngoài ra có thể lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của đội ngũ giáo viên trong các tổ chuyên môn mà người đó trực tiếp quản lý

Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thống kê, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM qua hai hình thức trên, đồng thời xếp các nội dung cần thiết bồi dưỡng theo thứ tự ưu tiên. Từ bảng tổng hợp đó sẽ phân tích được trạng thái của đội ngũ TTCM, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và nguy cơ của đội ngũ

TTCM. Dùng phương pháp phân tích SWTO này sẽ thấy được bức tranh toàn diện về nhu cầu bồi dưỡng kỹnăng quản lý của đội ngũ TTCM.

Trên cơ sở phân tích các bảng nhận xét, đánh giá và tự đánh giá, đối chiếu với nhiệm vụ cụ thể của từng TTCM, yêu cầu đối với TTCM để lãnh đạo các cấp xác định mức năng lực cần phải có và đưa ra các yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Người nào còn yếu và thiếu mặt nào thì tiếp tục bồi dưỡng mặt đó, tránh việc dàn trải không cần thiết. Qua khảo sát thực tế ở các trường THCS chúng tôi thấy có thể tạm thời chia ra thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Bao gồm những TTCM còn thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý, chủ yếu chỉở mức độ hoàn thành nhiệm vụkhi được hướng dẫn kèm cặp cụ thể của cấp trên. Vì vậy, đối với nhóm này cần phải được bồi dưỡng, hướng dẫn lại toàn bộ quá trình và kỹnăng thực hiện nhiệm vụ của TTCM. Nội dung, chương trình, kiến thức, kỹnăng bồi dưỡng phải toàn diện, cụ thể thời lượng tiến hành phải dài hơn.

Nhóm 2: Các TTCM thực hiện được nhiệm vụ TTCM, nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn cụ thểvà thường xuyên. Với nhóm này thì kiến thức, kỹ năng cần có sự lựa chọn, bồi dưỡng lấp đầy những chỗ họ thiếu, củng cốvà phát huy cái đã có.

Nhóm 3: Các TTCM thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ một cách thành thạo, độc lập không cần có sự hướng dẫn, chỉ bảọ Nhưng trong thực tế nhiều khi còn thiếu sự sáng tạo, linh hoạt. Với đối tượng này phải có lập kế hoạch với những chuyên đề nâng cao, cập nhật nhiều thông tin mới liên quan đến công việc của họ và chú ý bồi dưỡng kỹnăng phát hiện, giải quyết vấn đề theo tình huống đặt rạ

Nhóm 4: Các TTCM thực hiện nhiệm vụ thành thạo và có khả năng hướng dẫn cho người khác. Có thể bồi dưỡng nhóm này thành cốt cán để họ có thể tham gia huấn luyện cho các TTCM khác theo cụm trường, khu vực mà các TTCM chưa có điều kiện dự các lớp bồi dưỡng tập trung dài ngày ởcác cơ sởđào tạọ

Đây là biện pháp tạo tiền đề cho các biện pháp tiếp theo (lập kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng, lựa chọn các hình thức bồi dưỡng, ...).

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang và lãnh đạo các nhà trường cần có sự phối hợp, thống nhất trong kế hoạch khảo sát, phải xây dựng được công cụ khảo sát và

có phương pháp khảo sát khoa học, khách quan, phản ánh đúng năng lực và nhu cầu công việc. Các kết quả khảo sát phải được xử lý một cách khoa học, minh bạch. Điều này sẽ giúp cho việc xác định định nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng cho TTCM được chính xác và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 81 - 84)