Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 50)

9. Kết cấu của đề tài

1.5.2.Các yếu tố chủ quan

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản

1.5.2.Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực của Hiệu trưởng nhà trường

Hiệu trưởng các trường là chủ thể tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM thông qua công việc quản lý hàng ngày tại cơ sở giáo dục. Đồng thời chỉđạo TTCM ởtrường mình thực hiện công tác tự bồi dưỡng kỹ năng quản lý. Do đó kết quả công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM phụ thuộc vào năng lực của người Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng là người có năng lực, quan tâm đến công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM thì sẽ thực hiện hoạt động đó đạt kết quả cao, đào tạo được các TTCM của trường mình, lực lượng giúp việc cho Hiệu trưởng đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngược lại, nếu năng lực của Hiệu trưởng yếu sẽ rất khó khăn trong việc bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM ởtrong nhà trường.

Hiệu trưởng là người phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, chếđộ đối với người làm công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM.

1.5.2.2. Năng lực của tổ trưởng

Năng lực của đội ngũ TTCM quyết định kết quả bồi dưỡng kỹnăng quản lý. Bởi vì các nội dung bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM được diễn ra theo đúng kế hoạch, các khâu các bước đều thuận lợi nhưng năng lực của TTCM còn hạn chế

thì không thể có được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM. Ý thức tự học tập nghiên cứu, tự bồi dưỡng của tổ trưởng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng TTCM.

Mặt khác, đội ngũ TTCM trường học hiện nay kiêm nhiệm nhiều việc; chịu nhiều áp lực liên quan đến dạy học và giáo dục. Vì thế, người TTCM không những phải hiểu biết sâu về chuyên môn mà còn phải có kỹnăng quản lý toàn diện các lĩnh vực. Trong khi đó, Nhà nước lại chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích, động viên người quản lý giỏị

Yếu tố chủ quan thuộc vềngười TTCM có thể bao gồm các yếu tố sau: - Mức độ ủy quyền cho phó TTCM trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

- Thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn của TTCM. - Tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của TTCM.

- Tự bồi dưỡng vềtrình độvăn hóa chuyên môn của TTCM - Năng lực quản lý của TTCM đối với hoạt động dạy và học.

- Những đóng góp, sáng tạo kịp thời của TTCM đối với tổ chuyên môn.

1.5.2.3. Ảnh hưởng củađội ngũ giáo viên

Các yếu tố thuộc về người giáo viên, đặc biệt là nhận thức trình độ của người giáo viên trong tổ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong tổ chuyên môn của mỗi tổ viên là điều kiện để TTCM làm việc có hiệu quả. Các thành viên trong tổ tích cực trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp tạo bầu không khí ấm áp, thân tình trong tổ, tạo động lực cho các TTCM hăng say lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề rạ

1.5.2.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM. Nhiều đơn vị thuận lợi sẽ đáp ứng được cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM. Nhưng không ít những đơn vị khó khăn, cơ sở vật chất không đáp ứng được cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM.

TTCM khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bịđể khai thác thông tin đa phương tiện.

Để đảm bảo cho TTCM làm việc có hiệu quả, nhà trường cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếụ Có phòng hội họp để sinh hoạt tổ chuyên môn đinh kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy, để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạỵ

Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của TTCM khi tham gia hoạt động, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động chuyên môn của TTCM không thực hiện được. Như vậy TTCM vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa tạo sức ỳ cho giáo viên trong công việc.

Tiểu kết chương 1

Kỹ năng quản lý được hiểu là chủ thể đã biết tiến hành các hoạt động tư duy, quản lý đúng trong quá trình thực thi các hành động quản lý, nhằm tìm ra được lời giải hợp lý và đang đặt ra trước mắt.

TTCM là chủ thể quản lý trong hệ thống tổ chuyên môn nhưng lại là đối tượng quản lý trong hệ thống quản lý nhà trường; TTCM là con chim đầu đàn của tổ, luôn giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ, đồng thời là đồng sự, là chỗ dựa để Hiệu trưởng quản lý chuyên môn.

Nội dung quản lý của TTCM ởtrường THCS bao gồm: 1) Quản lý hồsơ sổ sách, theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn, (2) Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ chuyên môn (3) Quản lý phân công nhiệm vụ đầu năm học, (4) TTCM quản lý việc đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài sáng kiến kinh nghiệm, khoa học sư phạm ứng dụng, (5) Quản lý thiết kế bài soạn (giáo án) và kiểm tra đánh giá học sinh.

Bồi dưỡng năng lực QL cho tổtrưởng chuyên môn là nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để tổ trưởng chuyên môn có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn đã có sẵn, giúp cho tổ trưởng chuyên mônđang làm đạt được hiệu quả quản lý tốt hơn.

Nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM trường THCS là một hoạt động quản lý giáo dục, thực hiện theo bốn chức năng: (1) Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, (2) Bồi dưỡng kỹnăng tổ chức thực hiện kế hoạch, (3) Bồi dưỡng kỹnăng, kiểm tra đánh giá, (4) Bồi dưỡng các kỹnăng mềm cho TTCM.

Hình thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM bao gồm: Tổ chức theo hình thức hội nghị cho TTCM. Tổ chức dưới hình thức hội nghị, hội thảo để tập hợp các ý kiến tham vấn. Bố trí chọn lựa, sắp xếp TTCM một cách hợp lý, tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Bộ Giáo dục -Đào tạo và Sở Giáo dục -Đào tạo tổ chức. Tổ chức học tập, nghiên cứu thường xuyên các tài liệu nghiệp vụ tại tổ, trường...

Những nhân tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn các trường THCS Huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương bao gồm những nhân tố khách quan (Quy định của Đảng, Nhà nước; Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo; Các quy định của địa phương; Các yếu tố về kinh tế - xã hội) và những nhân tố chủ quan (Năng lực của Hiệu trưởng nhà trường; Năng lực của tổ trưởng; Ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất).

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÍ CHO TỔTRƯỞNG CHUYÊN MÔN ỞCÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG -

TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 50)