9. Kết cấu của đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp nêu trên được tác giả chắt lọc trên cơ sở lý luận quản lý và từ sự tổng hợp kỹ năng quản lý, nguyện vọng thực tế của đội ngũ TTCM tại các trường THCS huyện Ninh Giang, đồng thời cũng là quá trình tổng kết thực tiễn kinh nghiệm quản lý giáo dục của nhiều nhà quản lý. Những đề xuất này nếu được quan tâm đúng mức, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng trong thời gian tớị
Trong các biện pháp trên, có những biện pháp dành cho Hiệu trưởng các trường, có những biện pháp dành cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và có những biện pháp dành cho chính các TTCM. Tất nhiên, các biện pháp đó thực hiện được hay không, cần phải có sự phối hợp thực hiện của lãnh đạo các cấp, các đơn vị chức năng trong ngành giáo dục.
Mỗi biện pháp nêu ra có ý nghĩa, vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng trên quan điểm của lý thuyết hệ thống, các biện pháp có quan hệ biện chứng, tạo thành một chỉnh thể, tác động, hỗ trợ nhau, kết quả của biện pháp này là động lực
Trước hết là tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trong trường THCS… có như vậy mới có thể thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM các trường THCS.
Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang là cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo khoa học, khả thi và hiệu quả.
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi đểđội ngũ TTCM phát huy tốt trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng, để các trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM. Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ để TTCM làm tốt chức trách của họ cũng có nghĩa là nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý giáo dục về vai trò của TTCM, cũng là tạo điều kiện để TTCM tham gia bồi dưỡng kỹnăng quản lý.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, không thể nói biện pháp nào là quan trọng hơn, tùy theo thời điểm, yêu cầu nhiệm vụvà điều kiện thực hiện thì có biện pháp nổi lên, những biện pháp còn lại mang tính hỗ trợ tích cực, đồng bộ.
Như vậy, sáu biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trường THCS của huyện. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả sáu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, đểhướng tới xây dựng đội ngũ TTCM các trường THCS có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giaọ
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trưng cầu ý kiến của: - Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: 20 ngườị
- Tổtrưởng, tổ phó chuyên môn: 30 ngườị - Giáo viên 70 ngườị
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp
Khảo sát 120 CBQL và giáo viên các trường THCS huyện Ninh Giang về mức độ cấp thiết chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹnăng
quản lý cho TTCM
TT Nội dung
Mức độ cấp thiết
Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết
SL % SL % SL %
1
Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trong trường THCS
113 94,2 7 5,83 0 0
2
Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Ninh Giang
110 91,7 10 8,33 0 0
3
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên
môn các trường THCS 107 89,2 13 10,8 0 0
4
Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý
102 85 18 15 0 0
5
Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM
các trường THCS 103 85,8 17 14,2 0 0
6
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của mình
107 89,2 13 10,8 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy: Tất cả các đối tượng khảo sát đều đánh giá là rất cấp thiết và cần thiết với những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, trong đó ý kiến rất cấp thiết ở từng biện pháp cao hơn các mức độ khác. Điều đó chứng tỏ rằng hệ thống các biện pháp chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng được mong muốn của đội ngũ TTCM tham gia bồi dưỡng. Tuy nhiên để những biện pháp đó thực sự là những cách làm có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM các trường
các trường sư phạm, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp.
Khảo sát về tính khảthi chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Khảo sát mức tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹnăng
quản lý cho TTCM
TT Nội dung
Tính khả thi
Rất khả thi Khả thi khả thiKhông
SL % SL % SL %
1
Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trong trường THCS
97 80,8 23 19,2 0 0
2
Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các
trường THCS huyện Ninh Giang
93 77,5 27 22,5 0 0
3
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn các trường THCS
110 91,7 10 8,33 0 0
4
Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý
102 85 18 15 0 0
5
Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS
100 83,3 20 16,7 0 0
6
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của mình
90 75 30 25 0 0
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Nhìn chung các biện pháp được đánh giá là có tính khả thi nhưng ở mức độ khác nhaụ Những biện pháp mang tính khả thi cao bao gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS (91,7%); Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹnăng quản lý gắn với chất
lượng và hiệu quả quản lý (85%); Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS (83%)
Tiểu kết chương 3
Dựa vào các nguyên tắc: Tính mục tiêu; Tính hệ thống; Tính thực tiễn, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nhằm bổ sung kịp thời những hạn chế về kỹ năng quản lý cho TTCM, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho TTCM trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần phát triển năng lực nghề của giáo viên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Các biện pháp gồm:
- Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM trong trường THCS.
- Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM các trường THCS. - Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý.
- Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS.
-Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của mình.
Các biện pháp đưa ra đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ trong công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM. Giữa các biện pháp có sự hỗ trợ lẫn nhau, liên kết các lực lượng trong và ngoài nhà trường, liên kết các nguồn lực, sử dụng, khai thác triệt để CSVC hiện có.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất cho thấy các CBQL và giáo viên đều khẳng định về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. CBQL các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM của trường mình hoặc ở những địa bàn có điều kiện tương tự. TTCM có kỹ năng quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, đồng thời đưa chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong công tác giáo dục, công tác quản lý nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận văn cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụđề ra, cụ thể:
Về mặt lý luận, phải khẳng định rằng công tác quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục Đào tạọ Đội ngũ TTCM là một trong nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục mỗi nhà trường. Vì vậy tăng cường bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM là việc làm cần thiết.
Qua điều tra khảo sát có thể khẳng định công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương những năm qua đã có nhiều mặt tích cực. Nhưng để đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới thì nhiều TTCM các trường THCS trong huyện còn yếu về kỹnăng quản lý nhà trường.
Quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương cần tập trung vào 6 biện pháp, đó là:
Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trong trường THCS
Biện pháp 2: Nắm bắt được thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý TTCM các trường THCS
Biện pháp 4: Đổi mới nội dung quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS
Biện pháp 6: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình độ chuyên môn và kỹnăng quản lý của mình
Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhaụ Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần phải được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một giải pháp nào đó trội hơn, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng thời kì phát triển của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phân cấp quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở trường THCS; xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM các trường THCS hàng năm và theo chu kỳ 5 năm.
Xây dựng chuẩn đánh giá TTCM theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; quy định nhiệm kỳTTCM như nhiệm kỳ CBQL.
2.2. Với Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương
Tạo điều kiện cho CBQL các trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho TTCM.
Phối hợp với trường Đại học Hải Dương xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho đội ngũ TTCM các trường THCS.
2.3. Với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Hỗ trợ kinh phí cho TTCM theo học các lớp nâng cao kỹ năng quản lý; có chếđộ chính sách đãi ngộđối với đội ngũ TTCM.
Tăng cường nguồn tài chính đầu tư thỏa đáng cho GD để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
2.4. Với phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang
Chỉ đạo các trường tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM để những biện pháp bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM đạt hiệu quả.
Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, khuyến khích đội ngũ TTCM tham giạ
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM làm cán bộ nguồn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục.
2.5. Với Hiệu trưởng các trường THCS
Thực hiện tốt chức năng quản lý, quan tâm công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM, quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM có hiệu quả.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm trong hoạt động của tổ chuyên môn, tạo điều kiện cho TTCM tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹnăng quản lý và hiệu quả quản lý tổ chuyên môn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ạ TIẾNG VIỆT
1. Bertie Evarard, Ian Wilson, Geoffrey Morris (2009), Quản trị hiệu quả trường học, Học viện QLGD Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2012) “Chiến lượcphát triển giáo dục đào tạo năm 2011 đến 2020” http//thuvienphapluat.vn.
3. C.Mác và Ăng ghen (1993), Tập 23, NXB Giáo dục.
4. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển GD 2011-2020, NXB Giáo dục. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nộị
6. Điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban
hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo)
7. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn (1996) “Các học thuyết quản lý”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ, ĐH Thái Nguyên
9. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học GD”, NXB Giáo dục.
10. Vũ Ngọc Hải (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mớicănbản, toàn diện và hộinhậpquốctế, Viện KHGD Việt Nam.
11. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật HàNộị
12. Bùi Minh Hiền (2006) Quản lí giáo dục,NXB Đại học sư phạm, Hà Nộị 13. Jean Valérien (1997), Quản lý hành chính và sư phạm, Học viện QLGD,
http://www.qlgdhnuẹedụvn/thongtintulieụ
14. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc giạ
15. Nguyễn Tiến Khải (2005), Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS tại thành phốĐà Nẵng, luận văn thạc sĩ, ĐH Đà Nẵng.