9. Kết cấu của đề tài
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Quy định của Đảng, Nhà nước
Quy định của Đảng, Nhà nước hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực về chuyên môn, về kỹ năng quản lý đối với TTCM.
Đảng, Nhà nước đề ra các chế độ chính sách đầu tư cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chế hoạt bồi dưỡng TTCM. Các chính sách ảnh hưởng lớn đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trên tất cả các mặt sốlượng, cơ cấu và chất lượng. Cụ thể:
- Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc giáo dục sẽ ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM.
- Các yếu tố quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, công tác kế hoạch hóa giáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD,…ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM của các trường.
Đặc biệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM trường THCS.
1.5.1.2. Công tác quản lý, chỉđạo của phòng Giáo dục và Đào tạọ
Phòng Giáo và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS toàn huyện. Nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng… là do ý thức chủ quan của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định. Chính vì thế mà Phòng Giáo dục và Đào tạo là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉđạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM thông qua Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động của TTCM, tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của Hiệu trưởng,…
1.5.1.3. Các quy định của địa phương
Quan điểm của một số địa phương về công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý chưa thống nhất và thiếu toàn diện. Mặt khác, một số địa phương chưa có nhận thức đúng đắn về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường học; chưa có sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành kịp thời và đưa ra các quyết sách phù hợp. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổtrưởng chuyên môn.
1.5.1.4. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh đến việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM đó là: Tổng sản phẩm quốc nội hưởng GDP, chỉ số phát triển con
- Chỉ số GDP không ngừng phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân.
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương hay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nàọ
- Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường: Dân số và độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM.
Với mục tiêu chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cùng với việc phổ cập giáo dục bậc THCS trong toàn quốc thì kỹ năng quản lý của đội ngũ TTCM sẽđòi hỏi ngày càng caọ