9. Kết cấu của đề tài
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những mặt đạt được
- Đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và hết lòng vì học sinh.
- Đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đều đạt chuẩn vềtrình độ đào tạo; đa số có thâm niên làm tổ trưởng, đồng thời đều là những giáo viên cốt cán ở các trường và một số là giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh; họđều có vai trò quan trọng trong các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, chỉđạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; đều là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp, về chuyên môn nghiệp vụđối với các GV trẻ.
Trong những năm học vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang và Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã quan tâm hơn đến công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM và coi đội ngũ TTCM là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn các nhà trường.
Đội ngũ TTCM đã được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, được cử đi đào tạo trên chuẩn, được cử làm cốt cán các bộ môn trong nhà trường và làm cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh.
Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch cho TTCM trong các hoạt động chuyên môn của trường được tiến hành thường xuyên hơn, khoa học hơn, việc giao ban hằng tuần có mời TTCM tham dự đã được thực hiện ở nhiều trường trong những năm học gần đâỵ
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá cho TCM đã được các Hiệu trưởng quan tâm hơn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Ở một số trường, đội ngũ TTCM tuổi đời đã cao thường trên dưới 50 tuổịỞ các đồng chí này có sức ỳ và có nhiều hạn chế về việc tiếp thu tinh thần đổi mới, chủ yếu quản lý tổ CM bằng kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và triển khai nhiệm vụ một cách khoa học gặp nhiều khó khăn.
Đa số TTCM có trình lý luận chính trị ở mức thấp, chưa được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục; Trình độ tin học, ngoại ngữ đặc biệt là ở các đồng chí TTCM có tuổi còn hạn chế.
Công tác quản lý, điều hành tổ chuyên môn ở một số đồng chí TTCM còn lúng túng, công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của tổ chuyên môn còn chưa sát sao, chưa thường xuyên và chưa khoa học.
Vẫn còn một bộ phận CBQL và giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Về hình thức và phương pháp bồi dưỡng còn hạn chế, chưa đa dạng, chưa kích thích việc tham gia của TTCM vào các lớp bồi dưỡng kỹnăng quản lý.
Kỹ năng lập kế hoạch của TTCM còn sơ sài, chưa áp dụng đúng quy trình trong việc xây dựng kế hoạch, dẫn đến kế hoạch lập ra không sát, không phù hợp với mục tiêu của nhà trường.
Kỹ năng tổ chức của TTCM còn yếu, chưa thực sự hiểu quả, chưa phối hợp được sự tham gia tích cực của giáo viên, lực lượng xã hội vào công tác giáo dục của nhà trường
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Ở một số trường thuộc trung tâm huyện, đội ngũ GV tương đối ổn định, ít bị biến động; do tâm lý không muốn thay đổi hoặc do cả nể ở một số Hiệu trưởng nên một số TTCM có thâm niên làm tổ trưởng lâu năm, mặc dù có nhiều đóng góp lớn trong thành tích GD ở các nhà trường, song trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay, đội ngũ các TTCM này đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tiếp cận những đổi mới như: đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý...
- Trình độ lí luận chính trịởđội ngũ TTCM còn thấp do:
+ Một số TTCM có tuổi ngại đi học dài hạn, ngại tham gia các lớp bồi dưỡng. + Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế ở một số TTCM còn nhiều khó khăn nên chưa tham gia được các lớp bồi dưỡng.
- Công tác quản lý tổ chuyên môn đối với nhiều TTCM còn lúng túng hoặc chưa đạt hiệu quả cao trước yêu cầu mới, chủ yếu do: các TTCM chưa được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về QLGD mà chủ yếu quản lý hoạt động của tổ chuyên môn dựa trên kinh nghiệm và thực hiện theo sự chỉđạo của Hiệu trưởng.
Tiểu kết chương 2
Đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương cơ bản đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy và giáo dục trong nhà trường; tuy nhiên công tác quản lý tổ CM còn nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý các hoạt động chuyên môn.
Các TTCM đều đạt chuẩn về đạo tạo, tuy nhiên chưa có sức bật về mặt chuyên môn. Nhiều TTCM quản lý tổ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên công tác chỉ đạo điều hành chủ yếu tập trung vào các nội dung công việc mang tính hành chính sự vụ. Vềcơ bản các TTCM chưa được bồi dưỡng về kỹnăng quản lý.
Kỹ năng lập kế hoạch của TTCM còn sơ sài, chưa áp dụng đúng quy trình trong việc xây dựng kế hoạch, dẫn đến kế hoạch lập ra không sát, không phù hợp với mục tiêu của nhà trường.
Công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM đã được quan tâm, các trường đã có quy hoạch TTCM, đã có các biện pháp chỉđạo khá sát sao hoạt động của các tổ chuyên môn; công tác kiểm tra đánh giá cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng quản lý cho TTCM còn chưa hiệu quả. Chếđộđãi ngộ và môi trường làm việc của TTCM cũng còn nhiều hạn chế bất cập, chưa tương xứng với vai trò và công sức của họ đóng góp cho nhà trường và sự nghiệp giáo dục.
Để nâng cao kỹ năng quản lý cho TTCM, trước tiên đòi hỏi CBQL các nhà trường phải có các biện quản lý hoạt động bồi dưỡng thiết thực, khả thi nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, thúc đẩy công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội đang đặt ra với công tác giáo dục.
Chương 3
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÍ CHO TỔTRƯỞNG CHUYÊN MÔN ỞCÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG -
TỈNH HẢI DƯƠNG