Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 78 - 81)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các

3.2.1. Tổ chức quán triệt nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên về

tm quan trng ca công tác bồi dưỡng k năng quản lý cho TTCM trong

trường THCS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho lực lượng CBQL, TTCM và đội ngũ GV. Đặc biệt là giúp Hiệu trưởng và TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM.

Trong giai đoạn mới hiện nay, việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và của TTCM nói riêng là một trong những nhiệm vụ bức thiết của ngành Giáo dục và Đào tạo mà Đảng ta xem đây là khâu đột phá để tiếp tục chấn hưng và phát triển nền giáo dục nước nhà.

Từ cả hai góc độ lý luận cũng như thực tiễn, có thể xem TTCM là cán bộ quản lý và là cán bộ quản lý cấp thấp ở trường THCS. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, bao giờ người ta cũng quan tâm đến lực lượng này, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết mọi năng lực và trách nhiệm, quyền hạn của mình. Đối với chúng ta, đã đến lúc cần có sự đánh giá, nhận thức lại cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và toàn thể giáo viên về công tác bồi dưỡng, quản lý giáo dục.

Xuất phát từ thực trạng công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang hiện nay, đòi hỏi phải tìm cho được những biện pháp khả thi, mà trong đó, biện pháp quan trọng nhất, có yếu tố quyết định là biện pháp nâng cao nhận thức cho tất cả các CBQL, TTCM, giáo viên ở các trường THCS huyện nhà.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung TTCM cần nhận thức là mối liên hệ giữa kỹ năng quản lý của TTCM với sự phát triển chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường. Phải làm

cho TTCM hiểu rõ thực trạng kỹnăng quản lý của họcũng như những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục để họ thấy cần thiết phải nâng cao kỹ năng quản lý cho bản thân.

Cùng với việc nhận thức đúng đắn, cần trang bị cho TTCM những tri thức cơ bản về kỹ năng quản lý. Trên cơ sở đó hình thành ở họ những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tổ chuyên môn, giúp đội ngũ TTCM biết cách vươn lên để trau dồi về chuyên môn, kỹnăng quản lý dưới nhiều hình thức khác nhaụ

Việc nâng cao kỹ năng quản lý cho TTCM trong các trường THCS là một trong những yêu cầu của việc thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện naỵ

Quán triệt và thực hiện tinh thần Chỉ thị này cần phải được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: Các cấp quản lý, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hộị.. cần nhận thức và thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM. Cán bộ quản lý ở cơ sở, Ban Giám hiệu phải nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ và làm tham mưu cho cấp trên trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cần thiết để đội ngũ TTCM có cơ hội tiếp cận những thông tin, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý mớị Mỗi TTCM có sự nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của công tác bồi dưỡng để tự hoàn thiện mình, tự nâng mình lên, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Cần làm cho mỗi giáo viên hiểu rằng: bồi dưỡng là phương thức hữu hiệu nhất nhằm chống lại “căn bệnh lão hoá về tri thức”. Đào tạo trong thời đại hiện nay không chỉ một lần là xong, mà là cả đời, tức là tự đào tạo, tự giáo dục, tự học tập, tự nâng cao trình độ tri thức. Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, ởđó giáo viên được tôn vinh và có cơ hội, có điều kiện thể hiện những tiềm năng sáng tạo của mình. Nhà trường phải là một môi trường sôi động với không khí thi đua “học không biết chán, dạy không biết mỏi”, giáo viên lấy phương châm “ tự học làm cốt” để hoàn thiện mình.

3.2.1.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Trước hết, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT phải có nhận thức đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM các trường THCS là việc làm cần thiết. Lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo cần tăng cường tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề kèm theo các chếđộchính sách để khuyến khích, động viên các TTCM tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài, phổ biến các kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng quản lý... Từ đó thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” trong các nhà trường. Lắng nghe và phân tích những ý kiến đề xuất từ các TTCM, nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến thông qua các kênh thông tin như báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet...

Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên của nhà trường tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điều kiện đảm bảo khác cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn và các báo cáo viên. Để việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý trở thành khâu đột phá trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thì phải cải tiến cách quản lý một cách bài bản, phù hợp, phải xác định bước đi chắc chắn, có kế hoạch cụ thể.

Tóm lại, nhận thức là một quá trình, nếu nhận thức không đúng thì hành động sẽ sai và chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý sẽ không có hiệu quả thực tế. Thiết nghĩ, đây là biện pháp cơ bản, đầu tiên của mọi quá trình giáo dục nói chung và bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM trường THCS nói riêng.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng phải thường xuyên tìm kiếm, tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thông tin có liên quan đến công tác quản lý, công tác bồi dưỡng kỹnăng quản lý cho TTCM.

Viêc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM phải được đưa vào kế hoạch công tác của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, phải đặt ra yêu cầu,

mục tiêu cho từng nội dung, chuyên đề nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện, triển khai vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm.

Đối với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cần xem xét tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý và đổi mới hoạt động quản lý giáo dục cho đội ngũ TTCM các trường, xây dựng chương trình bồi dưỡng cho TTCM về kỹnăng quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)