Giới thiệu về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 50 - 55)

9. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát v tình hình kinh tế - xã hi và giáo dc Huyn Ninh Giang - tnh Hải Dương tnh Hải Dương

2.1.1.1. Những đặc điểm về KT-XH

* Đặc điểm vị trí địa lý, dâncư

Ninh Giang là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Hải Dương có trung tâm là thị trấn Ninh Giang. Diện tích tự nhiên 136,8 km2, dân số trung bình năm 2017 là 145.445 người, mật độ dân số trung bình 1.063 người/km2. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính bao gồm 27 xã và 1 thị trấn. Phía Nam tiếp giáp với Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ và huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng); phía Tây giáp huyện Thanh Miện; phía Bắc giáp huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Huyện có Quốc lộ 37, trục Bắc - Nam (từ cầu Hiệp, xã Hưng Long qua huyện Gia Lộc) chạy qua và các tuyến Tỉnh lộ 391; 392; 396; 396B; Đường sông có hệ thống Sông Luộc, Cửu An, Đình Đào (hiện nay các tuyến đường qua sông đều đã xây dựng các cây cầu có kết cấu theo đường cấp 2, cấp 3 Đồng bằng); Giao thông nông thôn: 90% đã được bê tông hóạ Vịtrí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho huyện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận cơ hội đầu tư.

Tình hình phát triển KT - XH

Trong những năm qua, kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nguồn thu ngân sách tiếp tục được tăng nhanh, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tốc độtăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 8,46%, Trong 5 năm giai đoạn 2011-2015 tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế là: 14.693 tỷđồng. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8%/năm (kế

hoạch 4%), giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 10,3%/năm, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân 20,5% (kế hoạch ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 22,9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với sự tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dưng cơ bản, năm 2005 cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là 51,2% - 19,3% - 29,5% đến năm 2010 cơ cấu này là 40% - 29% - 31%, từ2011 cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụđạt 36,3% - 39,8% - 23,9%.

2.1.1.2. Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn huyện

Nhân dân Ninh Giang vốn có truyền thống hiếu học. Từ xa xưa dưới các triều đại phong kiến, Ninh Giang đã có nhiều người đỗ đạt đại khoa, là quê hương của 12 vị tiến sĩ, trong đó có 1 tiết độ Sứ, 2 Trạng nguyên, 1 Thám hoa, 2 Bảng nhãn… Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, ngay sau khi giành được chính quyền Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Ninh Giang tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HồChí Minh tham gia phong trào “Diệt giặc dốt, xoá mù chữ”. Năm 1996 được UBND tỉnh Hải Dương công nhận hoàn thành phổ cập Giáo dục tiểu học - xoá mù chữ, tháng 3 năm 2004 được BGD&ĐT công nhận đơn vịđạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS.

Năm học 2016 -2017 toàn huyện có 29 trường THCS (mỗi xã, thị trấn có 1 trường, riêng Thị trấn Ninh Giang có 2 trường, trong đó có 1 trường chất lượng cao là trường THCS Thành Nhân) với 252 lớp, 7569 HS. Có 18/29 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 62,1%. Cơ sở vật chất các trường về cơ bản đảm bảo cho dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 587 người trong đó cán bộ quản lý có 59 người, giáo viên có 417 người đủ về số lượng và tương đối hợp lý vềcơ cấu các bộ môn, nhân viên có 111 ngườị Tỷ lệGV đạt chuẩn là 100%, trong đó trên chuẩn là 81,3%.

Về chất lượng giáo dục:

- Chất lượng HS giỏi của cấp học còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh, cụ thể: Năm học 2014 - 2015 xếp thứ 10/12, Năm học 2015 - 2016 xếp thứ 11/12,

- Chất lượng giáo dục toàn diện: Ổn định và có xu hướng tăng dần trong nhưng năm gần đây, Cụ thể:

Bảng 2.1. Kết quả hạnh kiểm học sinh THCS huyện Ninh Giang

3 năm học gần đây

Năm học Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2014-2015 7225 5126 70,90 1862 25,83 226 3,12 11 0,15 2015-2016 7353 5608 76,26 1557 21,20 180 2,44 08 0,10 2016-2017 7569 6576 86,80 878 11,6 120 1,55 4 0,05

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang)

Bảng 2.2. Kết quả học lực học sinh THCS huyện Ninh Giang

3 năm học gầnđây

Năm học Tổng

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém HSG

% HSTT % SL % SL % SL % SL % SL % 2014-2015 7225 1561 21,6 3448 47,74 1882 26,04 332 4,6 2 0.02 21,6 47,74 2015-2016 7353 1596 21,7 3220 43,44 2232 30,35 329 4,47 3 0,04 21,7 43,44 2016-2017 7569 1859 24,60 3476 45,9 2021 26,70 210 2,77 2 0,03 24,6 45,90

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang)

Trong nhưng năm gần đây, kết quả giáo dục tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh xếp hạnh kiểm trung bình, yếu; Học lực trung bình, yếụ

Thuận lợi: Môi trường GD tương đối lành mạnh. Truyền thống cần cù, chịu khó, chất phát của người dân lao động tác động không nhỏ tới quá trình học tập và rèn luyện, tới phong trào giáo dục của huyện, tới ý thức đạo đức của người thầy giáo, tạo động lực tốt cho đội ngũ GV phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Phong trào GD Ninh Giang nhiều năm liền được Sở GD& ĐT Hải Dương đánh giá là đơn vị Tiên tiến. Đội ngũ GV đông đảo là điều kiện để xây dựng phong trào, xây dựng tập thểsư phạm vững mạnh.

Khó khăn: Quá trình nâng cao chất lượng dạy học, quá trình GD, quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL của các vùng trong huyện còn gặp một sốkhó khăn. Sốlượng trường nhiều, quy mô nhỏ nên việc xây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập của nhân dân còn hạn chếvà không đồng đều, cho nên việc tạo điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cho con em học tập còn chưa caọ Sự đầu tư của nhà nước trong GD cho huyện ở mức độ thấp. Đội ngũ GV có sự biến động, luân chuyển nhiều, GV trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Việc đầu tư cho giáo dục, việc huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục còn hạn chế. Cơ chế thịtrường - đô thị hoá nông thôn kéo theo nhiều mặt trái tác động không nhỏ tới ý thức của GV. Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng đội ngũ GV, CBQL của các trường THCS trong toàn huyện.

2.1.2. T chc kho sát thc trng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý của TTCM, thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Qua đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ởcác trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Để xác định đúng thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ởcác trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng về:

- Kỹ năng quản lý của tổ trưởng chuyên môn hiện nay ở các trường THCS huyện Ninh Giang.

- Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ởcác trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

- Khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng kỹ năng quản lý của TTCM tại các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

- Phỏng vấn CBQL để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

- Bảng hỏi Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn về kỹnăng quản lý, bồi dưỡng kỹnăng quản lý, quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹnăng quản lý.

- Bảng hỏi giáo viên về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý đối với TTCM, thực trạng kỹnăng quản lý của TTCM.

2.1.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

ạ Địa bàn: Tiến hành khảo sát tại 10 trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.

b. Khách thể khảo sát:

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 20 người (10 Hiệu trưởng, 10 Phó Hiệu trưởng). - Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 30 người (mỗi trường 3 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn).

- Giáo viên: 70 người (mỗi trường 7 người). Tổng số: 120 ngườị

2.1.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được sau khảo sát được xử lý trong trong Excel và phần mềm... Các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)