Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 92 - 96)

9. Kết cấu của đề tài

3.2.6.Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình

3.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các

3.2.6.Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ TTCM phát huy tốt trình

trình độ chuyên môn và knăng quản lý ca mình

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho đội ngũ TTCM phát triển nhằm thu hút, khuyến khích, động viên TTCM giỏi, có năng lực, tích cực, nhiệt tình, tận tâm, hết lòng vì công việc để hoạt động quản lý tổ CM có hiệu quả, chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao; tạo động lực cho TTCM trẻcó năng lực và triển vọng phát triển.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực, khoa học, tạo động lực cho TTCM làm việc, phát huy hết khả năng chuyên môn, kỹ năng quản lý trong điều hành hoạt động của tổ CM. Hiệu trưởng và ban lãnh đạo nhà trường quan tâm sát sao, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cả về thời gian và vật chất, trang thiết bị, mở rộng giao lưu, học hỏi đểđội ngũ TTCM các trường THCS đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động của tổ CM.

Xây dựng một môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh: giao tiếp chuẩn mực, quan tâm lẫn nhau, thống nhất mục tiêu hoạt động, công khai, dân chủ, hòa đồng, đồng cảm, tôn trọng ý kiến của nhau, các quyết định quản lý có được sự nhất trí cao trong tập thể, mọi người tự giác thực hiện nhiệm vụ, không có định kiến cá nhân, mọi người đều hướng tới cái thiện, cái đúng.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

a) Đầu tư tài chính thích hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường điều kiện vềcơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý của TTCM. Hiện nay, các trường THCS đã trang bịđược máy vi tính, máy chiếụ Hầu hết các trường đã kết nối internet băng thông rộng. Sở GD & ĐT đã thực hiện trao đổi thông tin qua hòm thư điện tử. Do đó các văn bản hành chính (báo cáo, công văn, giấy mời, tờ trình...), các văn bản quy phạm pháp luật đã được gửi, nhận qua mạng. Để quản lý thông tin được tốt, Hiệu trưởng cần thành lập hòm thư chung của trường và hòm thư riêng của các tổ, thường xuyên gửi các văn bản, công văn có liên quan một cách kịp thời đến hoạt động chuyên môn đến các TTCM.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho nhà trường để TTCM có điều kiện làm việc tốt hơn. Chính Hiệu trưởng các trường phải xây dựng được kế hoạch đầu tư, mua sắm hợp lý, tiết kiệm, đầu tư đón đầu nhu cầu phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tránh lãng phí, làm đi làm lạị Hiệu trưởng còn phải biết huy động các nguồn lực đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội cùng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đây là một nội dung cần thiết trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Tăng cường giao lưu với các trường THCS điển hình, tiên tiến. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục THCS ở các tỉnh bạn. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm giúp TTCM mở rộng tầm nhìn, biết so sánh nhận ra những điểm phù hợp, tương đồng, sự khác biệt và nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm hay, cách làm tốt của trường bạn về kỹ năng quản lý hoạt động tổ CM. Từđó vận dụng vào thực tiễn của nhà trường mình. Việc vận dụng kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ CM ở đơn vị khác cần phải hết sức chú ý, tìm hiểu đầy đủ các yếu tố khác biệt, điều kiện riêng của mỗi nơi, phải phân tích, so sánh, khi thực hiện phải có khảo nghiệm, thận trọng vận dụng từng bước, nhưng cũng phải biết mạnh dạn đổi mới

nếu thấy hiệu quả, phù hợp. Mở rộng giao lưu, học hỏi và biết vận dụng kinh nghiệm quản lý mới cũng là một cách học hỏi, tự học để mỗi TTCM trưởng thành, phát triển thêm. Vì vậy, đương nhiên cũng phải đầu tư kinh phí (từ ngân sách nhà nước, kinh phí do hội phụ huynh hỗ trợ và cá nhân bỏ ra).

b. Cải thiện đời sống.

Hiệu trưởng cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ GV trong đó có TTCM, cụ thể cần làm tốt những việc sau:

- Cải thiện đời sống vật chất.

+ Cần quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp ngành nghề, nâng lương, thanh toán số tiết giảng phụ trội cho đội ngũ GV và TTCM.

+ Quan tâm đến chếđộcho TTCM đi học, TTCM có hoàn cảnh khó khăn. - Cải thiện đời sống tinh thần.

+ Xây dựng bầu không khí lao động sôi nổi, thân ái, ra sức nâng cao chất lượng đào tạọ

+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân tương áị Công khai tiêu chuẩn giáo viên và xây dựng phong trào rèn luyện trong đội ngũ giáo viên và TTCM để cùng phấn đấụ

+ Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời các TTCM có những đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc quản lý hoạt động của tổ CM để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường.

c. Xây dựng tổ chức biết học hỏi

Một “tổ chức học hỏi” (Learning Organization) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng vềcơ bản, có thể thống nhất với định nghĩa sau: “Tổ chức biết học hỏi là tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất”. Như vậy, từ định nghĩa trên ta có thể thấy rõ những vai trò quan trọng của việc xây dựng một tổ chức học hỏị Hiệu trưởng phải là người khởi xướng, lôi cuốn các thành viên trong nhà trường tham gia tích cực

Hiệu trưởng là người thiết kế, là người chỉ dẫn, là người xây dựng tầm nhìn, biết giúp giáo viên, nhân viên nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng mọi người, thiết kế cấu trúc hoạt động nhà trường theo chiều ngang, khởi xướng sự biến đổi, phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng vào tương laị

Vận dụng ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng tác - hợp tác giữa Hiệu trưởng với Phó Hiệu trưởng, với giáo viên và nhân viên với nhau; giữa các tổ chuyên môn với các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường. Lấy tổ nhóm làm trung tâm.

Hiệu trưởng uỷ quyền cho các thành viên tức là trao cho các thành viên quyền lực, sự tự lo, kiến thức và năng lực để họ ra quyết định và hoàn thành các quyết định ấy một cách hiệu nghiệm mà không quá cần sự giám sát chặt chẽ.

Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện để các thành viên được chia sẻ thông tin một cách thuận lợi nhất; với phương châm Hiệu trưởng biết chia sẻ, GV, nhân viên biết thì góp ý, đề đạt, đề xuất, cảhai chưa biết thì mời chuyên gia; học cách lắng nghe và trao đổi thông tin với bất kỳai trong nhà trường.

Xây dựng văn hoá mạnh mẽ, văn hoá tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Văn hoá tổ chức biết học hỏi phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau: Cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận; bình đẳng với tất cả mọi người trong nhà trường; các giá trị văn hoá trong nhà trường phải được cải thiện và thích nghị

3.2.6.3. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng luôn thực hiện giao ban hằng tuần gồm ban lãnh đạo mở rộng (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các TTCM, Tổng phụ trách Đội) giúp cho các TTCM nắm bắt thông tin hai chiều một cách thường xuyên và kịp thời để thuận lợi cho việc chỉđạo hoạt động của tổ CM một cách có hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ CM tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học và quản lý.

Thiết lập webside của trường, nối mạng giữa các tổ CM để chỉđạo, cập nhật thông tin hai chiều, thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động.

Hằng năm, Hiệu trưởng lập dự toán ngân sách trình các cấp có thẩm quyền bổ sung thêm nguồn kinh phí chi cho hoạt động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý ởcác trường điển hình tiên tiến xuất sắc trong tỉnh, ngoài tỉnh...

Hiệu trưởng nhà trường tranh thủ sựủng hộ của chính quyền địa phương, của Ban đại diện cha mẹ học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục, đóng góp cho giáo dục, có thêm nguồn kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường, nhất là Hiệu trưởng, phải có kế hoạch xây dựng nhà trường, kế hoạch hoạt động các nội dung giáo dục cụ thể, hợp lý, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và của cả cộng đồng địa phương. Xây dựng được mục tiêu chiến lược của nhà trường và tuyên truyền để mục tiêu đó trở thành nhu cầu cần thiết của cả cộng đồng dân cư. Đây chính là một chức năng của người lãnh đạo, quản lý.

Đưa vào quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ những điều kiện làm việc và chế độ bồi dưỡng hợp lý đối với đội ngũ TTCM, tổ phó chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 92 - 96)