Môi trường làmviệc

Một phần của tài liệu 2447_012642 (Trang 49 - 51)

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với tổ chức và các giả thuyết, mơ hình

2.3.3. Môi trường làmviệc

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cam kết của lực lượng lao động là sự công nhận tầm quan trọng của cá nhân và cuộc sống gia đình (Stum, 1998). Đối với một số nhân viên, những ưu tiên cá nhân hoặc các tình huống cá nhân tạo ra sự khác biệt khiến họ quyết tâm rời bỏ tổ chức hay ở lại. Các cá nhân sẽ ở lại với một tổ chức biết

32

cân nhắc và quan tâm rõ ràng đến các ưu tiên nghề nghiệp của họ (các nhu cầu theo giai đoạn trong cuộc sống), y tế, địa điểm, gia đình, tình trạng hai vợ chồng làm chung một cơng việc và các nhu cầu cá nhân khác (Gonyea và Googins 1992; Kamerman và Kahn 1987).

Nghiên cứu của Gumbus và Johnson (2003) chỉ ra rằng cải thiện các biện pháp tác động vào mối quan hệ giữa công việc - cuộc sống sẽ đóng góp vào văn hố doanh nghiệp dựa trên hiệu suất và cam kết của nhân viên. Nhà nghiên cứu này đã nêu: "Chúng tôi tin vào một môi trường cơng việc lành mạnh, cân bằng, trong đó mỗi nhân viên đều được đối đãi như một cá nhân với những đặc điểm riêng, một thành viên trong gia đình, và là một thành viên của cộng đồng".Vì vậy, nhiều tổ chức thành công đã tạo ra một môi trường thân thiện với nhân viên bằng cách tích hợp sắp xếp công việc chuyên môn như giờ linh hoạt, trao đổi thơng tin, và cho phép nghỉ phép vì lí do gia đình để hỗ trợ nhân viên tạo ra sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng để kinh nghiệm làm việc tích cực có thể làm tăng đáng kể mức gắn bó của nhân viên với tổ chức, nhân viên phải tin rằng những kinh nghiệm làm việc như vậy là kết quả của các chính sách quản lý hiệu quả của tổ chức (Parker và Wright, 2001). Vì vậy, nếu mang nền văn hố có tính chất xây dựng của cơng ty ra đánh cuộc để có được sự gắn bó ở mức độ cao hơn của nhân viên đối với tổ chức, thì kết quả có thể phụ thuộc vào mức độ thành cơng trong việc nhân viên thu nhận và chuyển hóa sự quản lý tốt ở tổ chức thành các kinh nghiệm mang tính xây dựng cho bản thân mình.

Mơi trường làm việc bao gồm môi trường vật chất và phi vật chất. Môi trường vật chất là việc thiết kế văn phòng làm việc, trang thiết bị làm việc cũng có tác động nhất định đến sự gắn bó trong cơng việc. Nơi làm việc có thiết kế sáng tạo ln tạo điều kiện cho dịng chảy thơng tin, cải thiện giao tiếp và tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu văn phịng có thiết kế quá tệ sẽ dẫn đến sự thất vọng và làm giảm mức độ hài lịng cơng việc.

33

Môi trường phi vật chất bao gồm bầu khơng khí, áp lực cơng việc, thích thú cơng việc...các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhân tố công việc thú vị có ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức (chẳng hạn như các nghiên cứu của Wiley, 1997; Boeve, 2007; Trần Kim Dung, 2005; Nguyễn Văn Thuận, 2010...). Nhân viên thích những cơng việc mà họ có thể phát huy hết năng lực, kỹ năng của mình, đồng thời tạo ra cho họ những cơ hội những thách thức để họ phấn đấu nhiều hơn nữa. Nếu như công việc khiến họ cảm thấy nhàm chán, họ bị chèn ép, không phát huy được khả năng, sự sáng tạo của mình, có thể họ sẽ từ bỏ cơng việc đó. Cơng việc thú vị sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với cơng việc cũng như tổ chức đó.

Nghiên cứu của Gumbus và Johnson (2003) chỉ ra rằng một môi trường công việc lành mạnh, cân bằng, trong đó mỗi nhân viên đều được đối đãi như một cá nhân với những đặc điểm riêng, một thành viên trong gia đình, và là một thành viên của cộng đồng thì mức độ gắn bó với tổ chức càng cao.

Theo nghiên cứu của Cao Thị Thanh Trúc (2020), Nguyễn Thị Mơ và cgt (2018) cho thấy yếu tố môi trường hay điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng để người lao động quyết định gắn bó với tổ chức. Mơi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì liên quan đến sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hồn thành tốt nhiệm vụ. Mơi trường làm việc tốt sẽ nâng cao hơn nữa sự gắn bó của người lao động đối với cơng ty.

Từ lý luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết 3 - H3: Môi trường làm việc tốt có tác động tích cực đến sự gắn bó

của người lao động đối với tổ chức.

Một phần của tài liệu 2447_012642 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w