Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu 2447_012642 (Trang 54 - 55)

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với tổ chức và các giả thuyết, mơ hình

2.3.6. Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là một biểu tượng của sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động, chìa khố để thu hút và duy trì nguồn nhân lực linh hoạt và có trình độ cơng nghệ phức tạp để tổ chức đạt được thành công trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày nay là cung cấp cho đội ngũ người lao động một loạt tổng hợp các cơ hội phát triển nghề nghiệp và kỹ năng.

Theo Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu. Khi nhu cầu cấp thấp (sinh lý và an tồn) được đáp ứng thì nhu cầu cấp cao (xã hội, tự trọng và tự thể hiện) nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt. Vì vậy mà đối với hầu hết mọi người, các cơ hội phát triển nghề nghiệp nhiều khi còn quan trọng hơn cả những khoản thu nhập cao họ nhận được từ tổ chức. Một nghiên cứu của Yousef (2000) cho thấy có tới 40% số người được hỏi nói rằng họ sẽ quan tâm tới việc rời bỏ cơng việc hiện tại nếu có một cơng việc khác có thể bằng mức lương nhưng đem lại nhiều thách thức và cơ hội phát triển nghề nghiệp lớn hơn.

Người lao động ln muốn biết mình đang đứng ở đâu, đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của cơng việc đó chưa, về lâu dài, nếu vẫn gắn bó với tổ chức, họ sẽ đi tiến xa hơn nữa và để tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mỗi người lao động một kế hoạch phát triển cá nhân. Như tại ngân hàng Techcombank, hơn 7.000 vị trí cơng việc trong tồn bộ ngân hàng đã được đánh giá lại thông qua việc tổ chức kiểm tra năng lực người lao động từng vị trí, sau đó lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng biệt cho từng vị trí cơng việc với những tiêu chí và những nhóm kỹ năng riêng với từng thời hạn cụ thể gồm 3 tháng, 6 tháng, hay một năm...; từ đó người lao động sẽ thấy rõ những cơ hội và mục tiêu phấn đấu, để họ vươn lên, trưởng thành, khơng ngừng vượt qua chính mình để đạt được những đỉnh cao mới trong nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những chính sách hàng đầu để thu hút và giữ chân người tài. Từ lý luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

37

Giả thuyết 6 - H6: Cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ có tác động tích cực đến sự

gắn bó của người lao động đối với tổ chức.

Một phần của tài liệu 2447_012642 (Trang 54 - 55)