Đánh giá của NVBH về năng lực bán hàng

Một phần của tài liệu Luận án 9.3 tổng kết - Giải pháp hoàn thiện công tác huấn luyện, đào tạo lực lượng bán hàng của công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại khu vực phía Bắc (Trang 58 - 60)

Sau khi trải qua quá trình đào tạo và đã làm việc tại công ty được một thời gian, các NVBH của công ty có những nhận xét, đánh giá về năng lực của mình nhưu sau:

2.5.3.1. Điểm mạnh

Các nhân viên nhận thấy điểm mạnh của mình nằm ở chỗ bản thân là người có kinh nghiệm, đã trải qua những công việc bán hàng ở trong những lĩnh vực khác nhau nên họ không gặp quá nhiều khó khăn khi bắt đầu công việc tại công ty. Với những kỹ năng và kinh nghiệm mà họ thu được trong những công việc trước đó đã giúp ích rất nhiều cho họ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và tư vấn khách hàng.

Đối với tác dụng của khóa đào tạo của công ty, NVBH cũng cho biết thêm, sau khi trải qua cả quá trình đào tạo, được học hỏi rất nhiều kiến thức bổ ích, họ cảm thấy tự tin

hơn rất nhiều khi đứng trước khách hàng. Kết hợp với những kỹ năng mà họ thu được trong quá khứ, họ cảm thấy mình có đủ tiềm năng để gia tăng doanh thu cho công ty.

2.5.3.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, các nhân viên cũng nhận thấy bản thân mình có những điểm yếu nhất định.

Thứ nhất phải kể đến việc họ không có nhiều thời gian dành cho việc học những kiến thức mà công ty cung cấp, hay họ cũng không có thời gian để tự tìm hiểu kỹ càng về thông tin các sản phẩm mới nếu như công ty không cung cấp đầy đủ thông tin. Làm họ giảm bớt sự tự tin khi tư vấn các thông tin của sản phẩm cho khách hàng và cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi trả lời những câu hỏi của khách hàng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bán hàng và kết quả bán hàng. Một số NVBH có độ tuổi trên 30 tuổi còn cho biết thêm rằng họ gặp một số khó khăn khi sử dụng phần mềm hỗ trợ bán hàng Caresoft. Phần là do phần mềm có nhiều mục khác nhau, cách thức sử dụng gồm nhiều bước, họ ngại học và khó tập trung để ghi nhớ các bước này.

Thứ hai, các NVBH cảm thấy khoảng cách từ nhà họ tới văn phòng là xa, họ ngại phải đi đường tới văn phòng công ty để tham gia quá trình đào tạo. Việc đi đường xa cũng phần nào tạo cho cảm giác mệt mỏi mỗi khi tới văn phòng, gây ảnh hưởng đến chất lượng buổi đào tạo.

Thứ ba, đối với việc khách hàng mặc cả giá sản phẩm. Một số NVBH chia sẻ rằng họ chưa thực sự làm tốt về việc này. Đặc biệt là đối với các sản phẩm có mức giá cao, lên đến hàng chục triệu đồng thì khách hàng sẽ mặc cả rất là nhiều và rất là sâu. Khi khách hàng mặc cả, nếu trong phạm vi cho phép sẵn thì họ có thể chủ động linh hoạt sử dụng các kỹ năng thương lượng và thuyết phục để chốt đơn với khách hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng vẫn tiếp tục mặc cả xuống mức giá thấp hơn thì NVBH cần phải hỏi ý kiến BM của mình. Tuy nhiên BM sẽ phải gọi điện tới cho Giám đốc Bán hàng để xin ý kiến. Điều này làm cho NVBH bị giảm bớt sự chủ động của mình, và họ thường hay có tâm lý sợ rằng Giám đốc Bán hàng sẽ đánh giá. Trong trường hợp Giám đốc Bán hàng không đồng ý với mức giá mà khách hàng mặc cả, họ thường cảm thấy ngại ngùng khi nói lời từ chối với khách hàng.

Thứ tư, dựa vào đánh giá mức độ hài lòng của NVBH, khách hàng và các nhà quản lý, có thể thấy kỹ năng xử lý tình huống của các NVBH vẫn chưa thực sự tốt. Công ty cần

phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng này, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ đơn hàng thành công nhiều hơn.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động huấn luyện, đào tạo lực lượng bán hàng của công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại khu vực phía Bắc 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án 9.3 tổng kết - Giải pháp hoàn thiện công tác huấn luyện, đào tạo lực lượng bán hàng của công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại khu vực phía Bắc (Trang 58 - 60)