Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate)

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 26)

Theo Ball (2008), “tỷ giá của một đồng tiền là số lượng ngoại tệ có thể mua một đơn vị nội tệ ”.

Theo Mishkin (2018), “giá của một đồng tiền được biểu thị bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá”.

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu tỷ giá chính là giá của đồng tiền này được thể hiện bằng đồng tiền khác. Theo Ball (2008), mỗi ngày, các cá nhân và công ty cần nhiều ngoại tệ để thực hiện hai giao dịch: (1) thương mại, mua và bán hàng hoá với đối tác nước ngoài và (2) đầu tư, mua và bán các tài sản, bao gồm cả tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,...). Tỷ giá thay đổi từng phút từng giờ và ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân.

Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá trị so với ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn với người nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn đối với người dân trong nước (với giả định giá hàng hóa niêm yết ở hai nước không đổi). Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá, tác động của tỷ giá đến hàng hóa xuất khẩu diễn biến theo chiều ngược lại.

Bên cạnh đó, khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá trị so với ngoại tệ, tài sản của nhà ĐTNN ở quốc gia này sẽ trở nên có giá trị hơn, có lợi cho nhà ĐTNN và ngược lại, khi nội tệ giảm giá trị sẽ làm sụt giảm giá trị vốn đầu tư hiện có của nhà ĐTNN.

Sau đổ vỡ của chế độ tỷ giá cố định của hệ thống Bretton Woods năm 1971, thị trường ngoại hối đã phát triển nhanh chóng với các cơ chế tỷ giá đa dạng. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Do đó, khái niệm tỷ giá có sự khác nhau tùy vào mục đích hoạt động của chủ thể tham gia vào thị trường.

Hiện nay, các nghiên cứu thường sử dụng các loại tỷ giá như sau:

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w