Các giả thuyết nghiên cứu mối quanhệ giữa tỷ giávà vốn đầu tư gián tiếp nước

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 74 - 76)

nước ngoài tại Việt Nam

Giả thuyết He: “Mức độ tỷ giá thực đa phương có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”

Nhiều nghiên cứu trước cho thấy tác động một chiều từ tỷ giá đến FPI khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm riêng của quốc gia (Brooks và cộng sự, 2004; Baek, 2006; Caporale, Ali và Spagnolo, 2015). Đồng thời, tác động của vốn FPI đến tỷ giá cũng khác nhau ở các quốc gia (Kodongo và Ojah, 2012; Al-Abri và Baghestani, 2015). Bên cạnh đó, có nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI (Anggitawati và Ekaputra, 2018). Ở Việt Nam, nghiên cứu về tỷ giá và vốn FPI còn hạn chế về số lượng và phương pháp nghiên cứu định lượng. Do vậy, luận án kỳ vọng có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H7 : “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

54

Độ mở thương mại được tìm thấy có tác động đến FPI (Opperman và Adjasi, 2017; Singhania và Saini, 2018). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tìm thấy độ mở thương mại tác động đến tỷ giá (Drine và Rault, 2006; Combes và cộng sự, 2012). Do đó, luận án kỳ vọng độ mở thương mại có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết Hs: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và von FPI tại Việt Nam”

Một số nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến FPI (Baek, 2006; Duasa và Kassim, 2009; Singhania và Saini, 2018). Bên cạnh đó, có nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến tỷ giá (Drine và Rault, 2006). Trên cơ sở đó, luận án kỳ vọng tăng trưởng kinh tế có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H9: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Nghiên cứu của Fratzscher (2012) cho thấy, trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính, các yếu tố đẩy (khủng hoảng toàn cầu, thay đổi thanh khoản toàn cầu và các điều kiện rủi ro) chính là yếu tố quan trọng dẫn dắt dòng vốn quốc tế. Ngược lại, trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng thì các yếu tố kéo (các yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng của các quốc gia tiếp nhận vốn) lại đóng vai trò quan trọng.

Mặt khác, nghiên cứu của Garg và Dua (2014) cho thấy, vốn FPI biến động hơn vốn FDI trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khủng hoảng tài chính có tác động đáng kể đến bất ổn tỷ giá (Lee, 2015; Aizenman và Binici, 2016).

Diễn biến dòng vốn FPI ở Việt Nam cho thấy, vốn FPI sụt giảm mạnh ở các giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến tỷ giá cũng như vốn FPI ở Việt Nam. Do vậy, luận án đề xuất kiểm định giả thuyết về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam. Luận án kỳ vọng khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H10: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”

Theo kết quả lược khảo một số nghiên cứu, biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FPI (Choi và Rajan, 1997; Eun và Resnick, 1988; Darby và cộng sự, 1999; Brink và Viviers, 2003; Kodongo và Ojah, 2012; Garg và Dua, 2014; Jehan và Hamid, 2017;

Xt = a0 + θ1ECMt. -i + ∑aljxt J=I -l+‰lγl j=l -1+∑β. J=I í Zit(t-J) + dummy + εt Yt = so + θ2ECMt- -1 + ∑⅛Λ- J=I l+⅛fi.n J=I n ∙,+∑⅜ 7 = 1 zit(t-j) + dummy + εt

Grossmann và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy, trong cùng một mẫu dữ liệu nghiên cứu, biến động tỷ giá có tác động đến vốn FPI với chiều hướng khác nhau giữa các quốc gia (Caporale, Ali và Spagnolo, 2015; Hau và Rey, 2006; Baek, 2006; Fidora và cộng sự, 2007). Do vậy, luận án đề xuất kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w