Kiểm định sự ổn định của mô hình 1

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 101)

Hình 4.5. Vòng tròn đơn vị của mô hình 1

Tiếp theo, luận án thực hiện kiểm định sự ổn định của mô hình 1. Kết quả kiểm định cho thấy các nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình VAR phân tích mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI với độ trễ 4 có tính ổn định (hình 4.5).

Như vậy, sau khi thực hiện đầy đủ các bước lựa chọn và tiến hành phân tích mô hình VAR, luận án đã thực hiện kiểm định sự ổn định của mô hình và kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 1 để khẳng định mô hình lựa chọn phù hợp. Kết quả cho thấy, mô hình VAR phân tích mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI sử dụng chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 với độ trễ tối ưu 4 là ổn định và phù hợp với quy tắc thống kê.

Sau đó, luận án tiếp tục các bước kiểm định và phân tích mô hình bao gồm: kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai và phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 1. Kết quả chi tiết về hệ số kiểm định mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai và phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 1 sẽ được báo cáo trong mục 4.2.2 của luận án này.

4.2.2.Ket quả nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và thảo luận

4.2.2.1. Hệ số kiểm định VAR của mô hình 1

Mô hình VAR nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam với độ trễ tối ưu là 4 có kết quả kiểm định như sau:

Biến độc lập Độ trễ Hệ số P-value Hệ số P-value DFDI L1. -0,8986 0,000*** -0,0001 0,807 L2. -0,6212 0,000*** -0,0005 0,545 L3. -0,4051 0,012** 0,0005 0,520 L4. 0,0575 0,690 0,0022 0,002*** DREER L1. 10,9983 0,676 0,6017 0,000*** L2. -2,1109 0,940 -0,0527 0,697 L3. -7,6367 0,781 -0,3595 0,007*** L4. 76,6161 0,004*** 0,1183 0,366 DOPEN L1. 272,7190 0,302 1,0457 0,416 L2. 734,3128 0,003*** 0,0415 0,973 L3. 861,9655 0,001*** 2,5798 0,047** L4. 394,3566 0,066* 1,8283 0,079* DGROWTH L1. -157,7604 0,141 1,6670 0,001*** L2. 21,0944 0,851 1,5679 * 0,004*** L3. 122,8112 0,259 0,4945 0,350 L4. 120,2879 0,351 0,1033 0,869 DDUMMY L1. 569,5420 0,099* 0,6986 0,678 L2. 84,0419 0,794 -2,6964 0,085* L3. -303,7772 0,329 0,1711 0,910 L4. 242,197 0,451 4,3302 0,006*** Cons. 124,8016 0,086* 0,5026 0,155 Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%

Equation Excluded Chi2 df Pro> Chi2

DFDI DREER 8,51 4 0,075

DFDI DOPEN 12,16 4 0,002

DFDI DGROWTH 5,74 4 0,220

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

80

Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FDI cho thấy tồn tại tác động hai chiều giữa hai biến. Ve tác động của mức độ tỷ giá thực đa phương đến FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy REER ở độ trễ 4 có tác động cùng chiều đến vốn FDI vào Việt Nam với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của REER ở các độ trễ 1, 2 và 3 đến vốn FDI vào Việt Nam. Ở chiều ngược lại, nghiên cứu cho thấy REER chịu tác động cùng chiều bởi FDI sau 4 quý với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của FDI ở độ trễ 1, 2 và 3 đến REER của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại ở các độ trễ 2, 3 và 4 có tác động cùng chiều đến vốn FDI vào Việt Nam. Đồng thời, độ mở thương mại ở độ trễ 3 và 4 có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến REER của Việt Nam.

Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của tăng trưởng kinh tế đến vốn FDI vào Việt Nam. Đối với REER, tăng trưởng kinh tế ở độ trễ 1 được tìm thấy có tác động cùng chiều đến REER ở độ trễ 1 và tác động ngược chiều đến REER ở độ trễ 2. Các độ trễ còn lại của biến GROWTH trong mô hình chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê đến vốn FDI và REER của Việt Nam.

Yếu tố khủng hoảng tài chính toàn cầu ở độ trễ 1 được tìm thấy tác động cùng chiều đến vốn FDI vào Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu tìm thấy khủng hoảng tài chính toàn cầu ở độ trễ 2 tác động ngược chiều đến REER và ở độ trễ 4 tác động cùng chiều đến REER.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu cho thấy, hai biến số tỷ giá thực đa phương và vốn FDI chịu tác động nhiều nhất bởi chính các yếu tố này trong quá khứ. Cụ thể là, FDI hiện tại chịu tác động ngược chiều bởi những biến động của chính FDI trong quá khứ (ở độ trễ từ 1 quý đến 3 quý). Tỷ giá thực đa phương ở hiện tại chịu tác động từ chính yếu tố này trong quá khứ với chiều hướng trái ngược ở các độ trễ khác nhau. Cụ thể, REER hiện tại chịu tác động cùng chiều từ những biến động của REER ở độ trễ 1 và tác động ngược chiều từ những biến động của REER ở độ trễ 3.

4.2.2.2.Kiểm định nhân quả Granger

DFPDI all 44,34 16 0,000 DREER DFDI 18,45 4 0,001 DREER DOPEN 9,30 4 0,054 DREER DGROWTH 18,94 4 0,001 DREER DDUMMY 11,87 4 0,018 DREER all 50,57 16 0,000

Độ trễ DFDI DREER DOPEN DGROWTH DDUMMY

0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 2 0,9334 0,0078 0,0105 0,0239 0,0244 3 0,8820 0,0071 0,0138 0,0539 0,0431 4 0,8421 0,0221 0,0238 0,0705 0,0415 5 0,7962 0,0285 0,0284 0,0593 0,0875 6 0,7707 0,0299 0,0568 0,0579 0,0847 7 0,7466 0,0295 0,0552 0,0564 0,1123 8 0,7324 0,0320 0,0573 0,0622 0,1160

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kết quả kiểm định nhân quả Granger về mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam được trình bày trong Bảng 4.7 cho thấy ảnh hưởng nhân quả Granger đáng kể từ DREER đến DFDI ở mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, DFDI còn bị ảnh hưởng bởi tác động của độ mở thương mại ở mức ý nghĩa 1%. Ở chiều ngược lại, kết quả nghiên cứu tìm thấy tác động nhân quả có ý nghĩa thống kê từ DFDI đến DREER ở mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, biến DREER bị tác động nhân quả Granger bởi biến DGROWTH ở mức ý nghĩa 1% và chịu tác động bởi biến DOPEN ở mức ý nghĩa 10%. Đồng thời, khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động nhân quả đến DREER ở mức ý nghĩa 5%.

4.2.2.3.Ket quả phân tích phân rã phương sai mô hình 1

Độ trễ REER FDI Open Growth dummy 0 0 0 0 0 0 1 0,9997 0,0002 0 0 0 2 0,8974 0,0008 0,0006 0,0991 0,0020 3 0,8593 0,0238 0,0061 0,0986 0,0122 4 0,8451 0,0267 0,0170 0,0934 0,0177 5 0,7225 0,1220 0,0202 0,0767 0,0586 6 0,7030 0,1163 0,0203 0,0792 0,0812 7 0,6814 0,1156 0,0314 0,0791 0,0925 8 0,6545 0,1110 0,0318 0,1096 0,08929

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

82

Nhìn chung, kết quả phân tích phân rã phương sai tác động của các biến số đến DFDI cho thấy, vốn FDI chịu tác động nhiều nhất của yếu tố FDI trong quá khứ, tác động này có xu hướng giảm dần khi độ trễ càng xa (93,3% ở độ trễ 2; 88,2% ở độ trễ 3; 84,2% ở độ trễ 4 và khoảng 73,2% ở độ trễ 8 kỳ). Vốn FDI chịu tác động của tăng trưởng kinh tế với gia tăng khi độ trễ càng xa (2,4% ở độ trễ 1; 5,4% ở độ trễ 2; 7% ở độ trễ 3 kỳ). Tiếp theo, vốn FDI chịu tác động của độ mở thương mại với xu hướng gia tăng khi độ trễ càng lớn (1,0% ở độ trễ 2; 1,3% ở độ trễ 3; 2,3% ở độ trễ 4 và đạt gần 5,7% ở độ trễ 8 kỳ). Tác động của biến DREER đối với biến DFDI khá nhẹ trong các độ trễ tối ưu quan sát. Ở độ trễ 2 và 3, tác động của biến DREER đối với biến DFDI khá nhẹ (khoảng 0,7%), sau đó tăng lên từ độ trễ 4 (2,2 %) và ổn định ở các độ trễ còn lại. Tác động của biến DREER đối với biến DFDI lớn nhất ở độ trễ 8 kỳ cũng đạt khoảng 3,2%. Riêng khủng hoảng tài chính tác động nhẹ đến vốn FDI và có xu hướng tăng nhẹ khi độ trễ càng lớn (2% ở độ trễ 2; 4% ở độ trễ 4), (xem bảng 4.8).

mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI cho thấy, DREER chịu tác động nhiều nhất của yếu tố DREER trong quá khứ, tác động này có xu hướng giảm dần khi độ trễ càng xa (89,7% ở độ trễ 2; 85,9% ở độ trễ 3; 84,5% ở độ trễ 4 và khoảng 6,5% ở độ trễ 8 kỳ). Tiếp theo, DREER chịu tác động nhẹ của vốn FDI với xu hướng gia tăng khi độ trễ càng lớn (2,4% ở độ trễ 3; 2,7% ở độ trễ 4) và tăng mạnh ở các độ trễ 4 kỳ đến 8 kỳ (hơn 11%). Tăng trưởng kinh tế tác động khá mạnh đến tỷ giá thực đa phương ở các độ trễ từ 2 kỳ đến 4 kỳ (hơn 9%), sau đó giảm dần ở độ trễ 5 kỳ đến 7 kỳ (xấp xỉ 7%) và tăng nhẹ ở độ trễ 8 kỳ (gần

83

11%). Độ mở thương mại tác động rất nhỏ đến REER và có xu hướng gia tăng ở các độ trễ càng xa. Tương tự, khủng hoảng tài chính có gia tăng tác động đến DREER khi độ trễ càng lớn (ở độ trễ 3 kỳ khoảng 1% và độ 8 kỳ khoảng 9,0%, bảng 4.9).

4.2.2.4. Kết quả phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 1

Tác động của các yếu tố đến vốn FDI hiện tại (hình 4.6)

Phản ứng đẩy của tỷ giá thực đa phương đến FDI trong mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI cho thấy, khi có cú sốc trong REER, vốn FDI ổn định ở hai quý đầu, có suy giảm nhẹ trong quý 3 và tăng mạnh trong quý 4. Tác động này nhẹ dần ở các quý tiếp theo và ổn định sau 8 quý. Bên cạnh đó, phản ứng đẩy cho thấy các cú sốc FDI trong quá khứ (ở độ trễ 1 quý và 2 quý) sẽ tác động làm sụt giảm FDI ở hiện tại. Sau 2 quý, các tác động này yếu dần và FDI dần hồi phục. Khi có cú sốc của độ mở thương mại, FDI tăng nhẹ ở quý đầu và giảm nhẹ ở quý 2, sau đó tiếp tục giảm nhiều ở quý 3 và ổn định trong quý 4. Các tác động này tăng mạnh trong quý 5 và giảm mạnh trong quý 6, sau đó yếu dần và ổn định. Phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến FDI cho thấy, khi có cú sốc trong tăng trưởng kinh tế, vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm trong quý đầu và gia tăng trở lại trong quý 2, sau đó dần ổn định trong quý 3 và quý 4. Từ quý 4, các tác động này lại bắt đầu một chu kỳ biến động khác. Khi có cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu, FDI tăng ở quý 1, sau đó sụt giảm trong quý 2 và dần phục hồi trong quý 3 và đạt đỉnh trong quý 4. Sau quý 4, các cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục gây biến động dòng vốn FDI vào Việt Nam (hình 4.6).

Tác động của các yếu tố trong mô hình 1 đến REER hiện tại (hình 4.7)

Phản ứng đẩy của FDI đến tỷ giá thực đa phương trong mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI cho thấy, khi có cú sốc trong vốn FDI, REER ổn định ở quý đầu, có suy giảm nhẹ trong quý 2 và gia tăng mạnh trong quý 3, đạt đỉnh trong quý 4, sau đó có sụt giảm trong quý 5. Từ sau quý 5, các tác động này nhẹ dần và ổn định sau 8 quý. Bên cạnh đó, phản ứng đẩy cho thấy các cú sốc REER trong quá khứ (ở độ trễ 1 đến 3 quý) sẽ tác động làm sụt giảm REER ở hiện tại. Sau đó, các tác động này yếu dần và REER dần hồi phục.

Khi có cú sốc của độ mở thương mại, REER tăng nhẹ quý đầu và giảm nhẹ ở quý 2, ổn định ở quý 3 và sụt giảm mạnh trong quý 4. Trong quý 5, REER hồi phục và tăng mạnh trong quý 6, sau đó REER thể hiện sự sụt giảm từ sau quý 6. Bên cạnh đó, phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến REER cho thấy, khi có cú sốc trong tăng trưởng kinh tế, REER của Việt Nam tăng trong quý đầu và sụt giảm trong quý 2, dao động nhẹ từ quý 3 đến quý 5. Từ quý 6, REER biến động mạnh hơn trước cú sốc của tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi có cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu, REER ổn định ở quý 1, sau đó sụt giảm trong quý 2, ổn định trong quý 3 và gia tăng mạnh trong quý 4. Sau quý 4, các cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục gây biến động REER của Việt Nam (hình 4.7).

impulse response function (irf)

irf1, dreer, dfdi 100 50 -50 -100 0 2 4 6 8 0 step

95% Cl --- impulse response function (irf)

Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của tỷ giá thực đa phương đến FDI

irf1, dopen, dfdi 1000- 500- 0- -500- -1000- 0 2 4 6 8 step Ị

95% Cl --- impulse response function (irf)

Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của FDI quá khứ đến FDI hiện tại Phản ứng đẩy của độ mở thương mại đến FDI 500

irf1, dgrowth, dfdi

2000'

-2000- 0

irf1, ddummy, dfdi

1000- 0- -1000- 2 4 6 8 step Ị

95% Cl --- impulse response function (irf)

Graphs by irfname, impulse variable, and response variable -500'

0 2 4 6 8

step

95% Cl --- impulse response function (irf)~∣ Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến FDI Phản ứng đẩy của khủng hoảng kinh tế đến FDI

Hình 4.6. Phản ứng đẩy của các biến số đến FDI hiện tại

irf1, dfdi, dreer .004 .002 0 -.002 0 2 4 6 8 95% CI

Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của FDI đến tỷ giá thực đa phương

irf1, dreer, dreer

step

95% CI --- impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

-4- 0

irf1, dopen, dreer

step

I 95% CI --- impulse response function (irf) Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của REER quá khứ đến REER hiện tại Phản ứng đẩy của độ mở thương mại đến REER

10-

irf1, ddummy, dteer

0 2 4 6 8

step

95% CI --- impulse response function (irf)~∣ Graphs by irfname, impulse variable, and response variable

Phản ứng đẩy của tăng trưởng kinh tế đến REER Phản ứng đẩy của khủng hoảng kinh tế đến REER

4.2.2.5. Thảo luận kết quả kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI160 160 60 40 20 a ơ ơơơơơơơơơ ơơơơơơơơơơ

REER NEER -∙-FDI (đvt: 100 triệu USD)

Hình 4.8. Mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FDI

Kết quả nghiên cứu mô hình 1 cho thấy giả thuyết H1: “Mức độ tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam ” được chấp nhận. Cụ thể, có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa mức độ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam. REER ở độ trễ 4 có tác động cùng chiều đến FDI với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này có nghĩa là đồng tiền nội tệ mất giá làm tăng vốn FDI vào Việt Nam. Theo kết quả mô hình 1, sự mất giá của VND ở độ trễ 4 kỳ làm tăng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005-2019. Sự sụt giảm giá trị của VND làm gia tăng của cải của nhà ĐTNN, tạo cho họ chi phí đầu tư thấp hơn tương đối, do đó khuyến khích đầu tư. Tác động này diễn ra ở độ trễ 4 quý (là khoảng thời gian tương đối dài) cũng phù hợp với tính chất của vốn FDI là cố định, các quyết định liên quan đến vốn FDI chỉ có thể thay đổi trong dài hạn. Kết quả này phù hợp với phù hợp với khung lý thuyết mô hình OLI của Dunning (1988) và lý thuyết thị trường không hoàn hảo, các công ty đa quốc gia đã gia tăng đầu tư để khai thác tính không hoàn

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w