• Các biến đại diện cho tỷ giá thực đa phương: REER, Std_reer, V_reer
Yếu tố tỷ giá sử dụng trong các mô hình nghiên cứu là tỷ giá thực đa phương (REER). REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với các đối tác thương mại. Tỷ giá thực đa phương phản ánh tương quan sức mua thực tế của nội tệ so với giá trị trung bình của đồng tiền đối tác thương mại. Carrieri và cộng sự (2006) lập luận rằng các nhà nghiên cứu nên xem xét tỷ giá thực hơn là tỷ giá danh nghĩa vì tỷ giá thực loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát và là biến số tốt hơn phản ánh tác động của tỷ giá đến vốn ĐTNN. Hơn nữa, phân tích tỷ giá thực rất quan trọng đối với các quốc gia có cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thể hiện sự can thiệp đáng kể của chính phủ trong việc quản lý tỷ giá (Berdiev và cộng sự, 2012). Giá trị thực của tỷ giá cho thấy mức độ cạnh tranh thực sự của quốc gia trên thị trường thế giới.
Luận án sử dụng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam và 143 đối tác thương mại, do tổ chức BRUEGEL, Châu Âu công bố. Các mô hình nghiên cứu trong luận án sử dụng 3 biến số là REER, Std_reer và V_reer để kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN.
thương mại tại thời điểm t. Biến số REERt_j là biến trễ của mức độ tỷ giá thực đa phương. (2) Biến số Std_reert đo lường biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t, là biến số đề
cập đến sự biến thiên (“variability”) của tỷ giá thực. Với dữ liệu tỷ giá thực đa phương thu thập được từ BRUEGEL, luận án tính toán Std_reert theo phương pháp độ lệch chuẩn. Biến số Std_reert_j là biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương.
(3) Biến số v_reert đo lường biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t, là biến số đề cập đến tình trạng không chắc chắn (“uncertainty”) của tỷ giá thực. Dựa vào số liệu tỷ giá thực đa phương thu thập được từ BRUEGEL, luận án tính toán v_reert theo phương pháp GARCH(1,1). Biến số v_reert_j là biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương.
• Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Luận án sử dụng biến “FDIt ” đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tại thời điểm t và biến số “FDIt_j ” đại diện cho biến trễ của vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t-j.
Biến FDI là giá trị vốn FDI (vốn thực hiện) tại Việt Nam ròng (theo tần suất quý), đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FDI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF.
• Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
Luận án sử dụng biến “FPIt ” đại diện cho vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Việt Nam tại thời điểm t và biến số “FPIt_ ị ” đại diện cho biến trễ của vốn FPI vào Việt Nam.
Biến FPI là giá trị vốn FP\I vào Việt Nam ròng (theo tần suất quý), đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FPI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF.
• Độ mở thương mại (OPEN)
Erdal và Tatoglu (2002), độ mở thương mại là biến đại diện cho chính sách ngoại thương, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch giá trị xuất cộng giá trị nhập khẩu chia cho GDP của một quốc gia. Luận án tính toán độ mở thương mại của Việt Nam dựa trên dữ liệu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và GDP của Việt Nam (thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam).
• Tăng trưởng kinh tế (GROWTH)
Tăng trưởng kinh tế có thể được đo bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.
Trong các nghiên cứu kinh tế, biến GDP được sử dụng phổ biến vì giúp dễ dàng theo dõi các hoạt động kinh tế trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia. Các tổ chức thống kê uy tín trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
62
(UNCTAD), Ngân hàng thế giới (WB) đều sử dụng biến GDP để đo lường tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế có thể do bằng mức tăng trưởng tuyệt đối, tỉ lệ tăng trưởng (%). Căn cứ vào các nghiên cứu đã có, luận án sử dụng biến tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân theo quý, đơn vị tính (%). Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP có thể sử dụng thay thế cho nhau. Dữ liệu tăng trưởng GDP (%) được thu thập từ tổng cục thống kê Việt Nam.
• Biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu (dummy)
Luận án sử dụng biến giả “dummy” đại diện cho khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đưa vào mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Căn cứ các nghiên cứu Aizenman và Binici (2016), luận án gán biến giả nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng 2007:Q2 đến 2009:Q2 và nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng. Luận án kỳ vọng, khủng hoàng tài chính toàn cầu có tác động đến tỷ giá thực đa phương và vốn ĐTNN.
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo không gian và thời gian như sau:
3.3.2.1. Ve không gian nghiên cứu
Tất cả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu là dữ liệu liên quan nền kinh tế Việt Nam. Tất cả dữ liệu được thu thập và tính toán theo tần suất quý.
Luận án sử dụng số liệu thu thập từ các nguồn sau đây:
• Dữ liệu FDI, FPI, tỷ giá danh nghĩa là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo thống kê tài chính quốc tế (IFS) của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
• Dữ liệu tỷ giá thực đa phương (REER) của Việt Nam với 143 đối tác thương mại, được thu thập từ tổ chức BRUEGEL (Châu Âu).
• Dữ liệu GDP, tốc độ tăng trưởng (% GDP), giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu theo tần suất quý, được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam.
• Các biến số được luận án tính toán trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các nguồn nêu trên:
+ Std_reer: biến động tỷ giá thực đa phương, được tính toán theo phương pháp độ lệch chuẩn trên cơ sở dữ liệu REER thu thập từ tổ chức BRUEGEL (Châu Âu);
+ V_reer: Biến động tỷ giá thực đa phương, được tính toán theo phương pháp GARCH(1,1) trên cơ sở dữ liệu REER thu thập từ tổ chức BRUEGEL (Châu Âu);
+ Open: Độ mở thương mại được tính toán bằng tổng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu trên GDP. Dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu và GDP thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam.
3.3.2.2. Ve thời gian nghiên cứu
Luận án chọn thời gian kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam từ quý 4/2005 đến quý 4/2019 với các lý do như sau:
• Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật đầu tư (còn gọi là Luật đầu tư chung) đã kết thúc sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, các điều khoản liên quan đến tiếp cận nguồn vốn, bảo hộ đầu tư, phát triển công nghiệp phụ trợ hay tính lan toả giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI đã được quy định một cách rất rõ ràng và chi tiết. Luật đầu tư năm 2005 được xem là bước ngoặt quan trọng trong quyết tâm cải cách đổi mới để hội nhập và thu hút đầu tư của Việt Nam (Quốc Hội, 2005).
• Từ năm 2005 đến năm 2007, Việt Nam nhiều thành tựu nổi bật trong đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO): đạt được sự ủng hộ của Mỹ và Canada về việc Việt Nam gia nhập WTO; lần đầu tiên Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công hội nghị APEC tại Hà Nội. Những sự kiện này đã góp phần đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới. Nhiều dự án FDI bắt đầu gia tăng vượt bậc từ thời điểm 2005.
• Về thu hút vốn FPI, trong năm 2005, Việt Nam tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan TTCK, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn trên TTCK: bắt buộc các doanh nghiệp đủ điều kiện phải tham gia TTCK; cho phép doanh nghiệp FDI được niêm yết trên TTCK Việt Nam; nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK lên 49%,... và lần đầu tiên, Việt Nam phát hành thành công trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế. Từ quí 4 năm 2005, dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh và được ghi nhận từ thời điểm này. Thành tích thu hút vốn FPI đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
• Ngoài ra, do phụ thuộc tính sẵn có của dữ liệu thu thập, luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu như trên nhằm thống nhất trong giai đoạn nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá với dòng vốn FDI và FPI.
Ký hiệu Tên biến
Thang đo Kỳ vọng Nghiên cứu trước
REER FD I FPI reer Tỷ giá thực đa phương Tỷ giá thực đa phương (tương quan 143 đối tác) + +
Combes và cộng sự (2012); Ersoy (2013); Komuves và Ramirez (2014); Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016) Std _reer Biến động tỷ giá thực đa phương Đo lường theo phương pháp độ lệch chuẩn - -
Cushman (1985), Darby, Hallett, Ireland và Piscitelli (1999), Goldberg và Kolstad (1995), Rapp và Reddy (2000), Bouoiyour và Rey (2005), Brzozowski (2006),
Udomkerdmongkol và cộng sự (2009), Takagi và Shi (2011), Opperman và Adjasi (2017), Mensah và cộng sự (2017) V_reer Biến động tỷ giá thực đa phương Đo lường theo phương pháp GARCH (1,1) - -
Pozo (2001), Crowley và Lee (2003), Pain và Van Welsum (2003), Kiyota và Urata (2004), Kyereboah-Coleman và Agyire Tettey (2006), Vita và Abbott (2007), Gottschalk và Hall (2008), Dhakal và cộng sự (2010), Đỗ Văn Lâm (2014), Polat và Payaslioglu (2016), Mensah và cộng sự (2017). fdi Vốn FDI Vốn FDI ròng vào Việt Nam -
Froot và Stein (1991); Blonigen (1997); Swenson (1994); Klein và Rosengren (1994);
Kogut và Chang (1996); Baek và Okawa (2001); Kiyota và Urata (2004); Bolling và cộng sự (2007); Georgopoulos (2008); Udomkerdmongkol và cộng sự (2009); Takagi
64
sự (2017); Ibrahim và Raji (2018) fpi Vốn FPI Vốn FPI ròng vào Việt Nam -
Eun và Resnick (1988); Agarwal (1997); Bleaney và Greenaway (2001); Brooks và cộng sự (2004); Ibicioglu (2012); Kodongo và Ojah (2012); Ersoy (2013); Mlambo và cộng sự (2013); Garg và Dua (2014); Lê Thị Lanh và cộng sự (2015); Waqas và cộng sự (2015); Grossmann và cộng sự (2017); Ali, Spagnolo và Spagnolo, 2017; Anggitawati và Ekaputra (2018); Gyntelberg và cộng sự (2018)
open Độ mở thương mại XK+NK/ GDP - + +
Chakrabarti (2001); Yasin (2005); Abdullah và cộng sự (2006); Drine và Rault (2006); Ang (2008); Yol và Teng (2009); Combes và cộng sự (2012); Jabri và cộng sự (2013); Zakaria và Shakoor (2013); Karimpoor và cộng sự (2014); Leitão (2015); Djulius (2017); Opperman và Adjasi (2017); Burakov và cộng sự (2018); Singhania và Saini (2018)
growth Tăng
trưởng kinh tế
%GDP - + +
Chakrabarti (2001); Abdullah và cộng sự (2006); Drine và Rault (2006); Ang (2008); Yol và Teng (2009); Duasa và Kassim (2009); Jabri và cộng sự (2013); Komuves và Ramirez (2014); Opperman và Adjasi (2017); Burakov và cộng sự (2018); Omolola và Adefemi (2018); Singhania và Saini (2018)
dummy Biến giả khủng hoảng khủng hoảng: 1 Còn lại: 0 + - - Aizenman và Binici (2016)
C ó tự tư ơn g qu