Thảo luận kết quả kiểm định mối quanhệ giữa biến độngtỷ giávà vốn đầu tư trực

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 117 - 118)

trực tiếp nước ngoài

Để có được kết quả tốt nhất trong việc kiểm định giả thuyết H5: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam ”, luận án đã sử dụng đồng thời cả hai phương pháp đo lường biến động tỷ giá là phương pháp độ lệch chuẩn và phương pháp GARCH(1,1). Kết quả đã tìm ra được hai chuỗi dữ liệu về biến động tỷ giá là Std_reer và V_reer. Sau đó, luận án lần lượt sử dụng hai chuỗi dữ liệu này vào mô hình 2 và mô hình 3 để kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI.

Kết quả kiểm định của kiểm mô hình 2 về mối quan hệ giữa vốn FDI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn) cho thấy, mô hình 2 có độ trễ tối ưu là 4. Kết quả kiểm định cho thấy hai mô hình 2 không tồn tại hiện tượng tự tương quan và các nghiệm của phương trình đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình 2 có tính ổn định và phù hợp. Do đó, luận án thảo luận kết quả của mô hình 2 để giải thích mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI.

Giả thuyết H5: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam ” được chấp nhận theo kết quả nghiên cứu của mô hình 2. Kết quả kiểm định cho thấy, có tác động hai chiều giữa biến động tỷ giá thực đa phương (tính theo phương pháp độ lệch chuẩn) và vốn FDI. Biến động tỷ giá thực đa phương, tính theo phương pháp độ lệch chuẩn được hiểu là sự biến thiên, phân tán của các giá trị tỷ giá mỗi kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình trong tập dữ liệu. Sự chênh lệch trong các giá trị của tỷ giá mỗi kỳ có tác động đến vốn FDI vào Việt Nam. Và sự thay đổi vốn FDI có tác động đến sự chênh lệch giá trị tỷ giá mỗi kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình.

• Theo kết quả mô hình 2, sự gia tăng của biến động tỷ giá ở độ trễ 3 kỳ làm suy giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005-2019. Kết quả này phù hợp với lý thuyết thị trường không hoàn hảo. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Cushman (1988); Dixit (1989); Campa (1993); Blonigen (1997); Hubert và Pain (1999); Urata và Kawai (2000); Tomlin (2000); Bleaney và Greenaway (2001); Pozo (2001) (biến động tỷ giá đo bằng GARCH(1,1); Bénassy-Quéré, Fontagne và Lahrèche-Révil (2001); Brink và Viviers (2003); Kiyota và Urata (2004); Kyereboah-Coleman và Agyire-Tettey (2006); Vita và Abbott (2007); Ruiz và Pozo (2008); Udomkerdmongkol và cộng sự (2009); Karimpoor và cộng sự (2014); Omolola và Adefemi (2018).

• Về tác động của vốn FDI đến biến động tỷ giá ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu mô hình 2 cho thấy FDI ở độ trễ 4 tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến biến động tỷ giá. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Al-Abri và Baghestani (2015); Kili (2018).

Số quan sát Trung bình Độ lệch chuân Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

fpi (triệu USD) 57 389,964

9 597,1 -1.458,0 2063 reer 57 122,586 5 17,6 96,4 147,5 open 57 1,99 2 0,4 1,1 3,4 growth (%) 57 6,476 8 1,3 3,1 9,5

Chuỗi dữ liệu gốc Chuỗi sai phân bậc 1

fpi 0,0006*** 0,0000***

reer 0,8993 0,0000***

open 0,0000*** 0,0000***

Biểu đồ diễn biến mối quan hệ giữa vốn FDI và biến động tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam trong thời gian qua góp phần minh họa rõ hơn cho kết quả nghiên cứu. Hình 4.9 cho thấy có xu hướng ngược chiều giữa biến động tỷ giá thực đa phương (Std_reer) và vốn FDI vào Việt Nam. Số liệu thực tế cho thấy, phần lớn thời gian nghiên cứu, dòng vốn FDI có xu hướng gia tăng trong các thời kỳ tỷ giá thực ít biến động. Tuy nhiên, xu hướng chung này không thống nhất trong toàn bộ giai đoạn quan sát, ví dụ trong thời điểm có khủng hoảng tài chính toàn cầu (quý 3-2008) hoặc không có khủng hoảng (quý 4-2016 hay quý 1-2018). Điều này cho thấy khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương (Std_reer) và vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả kiểm định của mô hình 2 cho thấy, khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động có ý nghĩa thống kê đến biến động tỷ giá thực đa phương ở Việt Nam tính theo phương pháp độ lệch chuẩn (hình 4.9 và phụ lục 2).

6

---std_reer -∙-FDI (đvt: 1 tỷ USD)

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực đa phương Std_reer và FDI

Kết quả kiểm định mô hình 3 về mối quan hệ giữa vốn FDI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp GARCH(1,1) cho thấy, mô hình 3 có độ trễ tối ưu là 4. Tuy nhiên, kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình 3 với độ trễ 4 cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan, do đó mô hình không đủ tin cậy về mặt thống kê. Do vậy, mô hình 3 không được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w