Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan sức mua (hay tương quan lạm phát) đồng tiền trong nước và nước ngoài. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng dẫn đến tỷ giá thực tăng.
Thông thường, trong các bài phân tích, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các loại tỷ giá thực như sau:
• Tỷ giá thực song phương (Real Exchange Rate - RER)
Theo Ball (2008), tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài. Do vậy, tỷ giá thực song phương phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
• Tỷ giá thực đa phương, còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange Rate
-REER)
Theo Ball (2008), tỷ giá thực đa phương là tỷ giá danh nghĩa đa phương được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với nhiều quốc gia khác. Do vậy, REER phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền khác.
Ý nghĩa của tỷ giá thực đa phương:
+ Nếu REER >100 thì đồng nội tệ có giá trị thực thấp hơn giá trị trung bình của các ngoại tệ + Nếu REER <100 thì đồng nội tệ có giá trị thực cao hơn giá trị trung bình của các ngoại tệ
+ Neu REER =100 thì đồng nội tệ có giá trị thực ngang giá trị trung bình các ngoại tệ
REER tăng có nghĩa là đồng nội tệ trở nên giảm giá trị thực và ngược lại, REER giảm có nghĩa là đồng nội tệ trở nên tăng giá trị thực.
về ý nghĩa, cùng là tỷ giá thực nên REER có ý nghĩa tương tự RER. Tuy nhiên, REER được đánh giá là quan trọng hơn RER vì nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại và quan hệ đầu tư của một quốc gia với nhiều quốc gia khác (thay vì chỉ đối với một quốc gia đối tác như tỷ giá thực song phương RER). Như vậy, khi tỷ giá thực đa phương được tính toán tương quan với càng nhiều quốc gia đối tác thương mại thì mức độ ý nghĩa càng quan trọng.