David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh. Ricardo (1891) đã đề cập đến lý thuyết lợi thế so sánh (Comparative advantage theory). Ricardo (1891) sử dụng khái niệm lợi thế so sánh để nói đến khả năng sản xuất một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh cho rằng tiềm năng sản xuất thế giới sẽ lớn hơn ở nền thương mại tự do hoàn toàn so với nền thương mại bị hạn chế. Lý thuyết của Ricardo cho rằng người tiêu dùng tại các quốc gia có thể tiêu dùng được nhiều hơn nếu thương mại không bị hạn chế. Do vậy, lý thuyết này cung cấp cơ sở lý luận để cổ vũ mạnh mẽ cho thương mại tự do toàn cầu.
Mặt khác, trong Nguyên lý kinh tế học của Mankiw (2014), lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường cho rằng khi trên thị trường xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ thực thi đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm kích thích hoạt động kinh doanh và vượt qua các yếu tố không hoàn hảo đó. Chủ yếu có hai loại yếu tố không hoàn hảo của thị trường, đó là các rào cản thương mại và lợi thế đặc biệt.
• Rào cản thương mại: Một dạng không hoàn hảo của thị trường trong kinh doanh quốc tế
là rào cản đối với thương mại quốc tế như việc đánh thuế nhập khẩu hay hạn ngạch đối với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.
• Lợi thế đặc biệt: Lợi thế đặc biệt riêng có của mỗi nhà đầu tư cũng được xem là một
biệt của một công ty so với các công ty khác. Những lợi thế này có thể là trình độ quản lý, vốn công nghệ kỹ thuật, hay nguồn nhân lực trình độ cao hoặc là khả năng tiếp thị đặc biệt của nhà đầu tư... Khi một công ty có nhiều lợi thế đặc biệt hơn thì sẽ có nhiều cơ hội và thuận lợi hơn khi thực hiện đầu tư tại thị trường tại nước ngoài so với các đối thủ khác. Các công ty đa quốc gia tìm cách khai thác tính không hoàn hảo của thị trường mỗi quốc gia về sản phẩm, yếu tố sản xuất và tài sản tài chính. Tính không hoàn hảo của thị trường làm cho các sản phẩm, yếu tố sản xuất và tài sản tài chính rất khó khăn khi dịch chuyển giữa các quốc gia, và các công ty đa quốc gia lại tìm thấy những cơ hội từ sự không hoàn hảo của các thị trường. Bởi vì các thị trường của nhiều nguồn tài nguyên khác nhau dùng trong sản xuất “không hoàn hảo”, các các công ty đa quốc gia thường nhận ra các lợi thế có thể có từ các nguồn tài nguyên của quốc gia khác. Đây là động cơ khuyến khích cho các các công ty đa quốc gia tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài.
Liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, Dunning (1988) đề xuất mô hình OLI (Ownership, Location, Internalization) cung cấp khung lý thuyết phân tích tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến động cơ đầu tư và lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia ra nước ngoài. Theo quan điểm của Dunning (1988), các công ty đa quốc gia phải sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa tại thị trường nước nhận đầu tư. Các lợi thế đó bao gồm: lợi thế về quyền sở hữu, lợi thế về địa điểm đầu tư và lợi thế về nội hóa. Theo đó, các lợi thế về địa điểm đầu tư liên quan nhiều đến tỷ giá như ưu thế tài nguyên, chi phí lao động rẻ, chi phí sản xuất và vận chuyển rẻ, rủi ro đầu tư thấp,... Mô hình OLI của Dunning (1988) nhấn mạnh vai trò trực tiếp của tỷ giá thực đối với vốn FDI bởi lập luận rằng, một động lực thúc đẩy FDI là các công ty đa quốc gia mong muốn chuyển đến địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn, trong đó có chi phí liên quan tỷ giá.
Liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài, Markowitz (1952) giới thiệu lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại với lập luận rằng, các nhà đầu tư nên đầu tư vào các công cụ có mối tương quan ngược chiều với nhau để giảm thiểu rủi ro. Nhà ĐTNN đầu tư vào các công cụ tài chính của nhiều quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trên cùng mức rủi ro được xem xét trong bối cảnh đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, do đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau, giá trị chứng khoán được thể hiện bằng ngoại tệ nên lợi nhuận của khoản đầu tư này có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro bắt nguồn từ thay đổi tỷ giá. Những thay đổi này có thể làm gia tăng rủi ro nhưng cũng có thể làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hiệu quả danh mục đầu tư phụ thuộc vào loại tỷ giá, sự thay đổi của tỷ giá, chiều biến động của tỷ giá và tương quan giá trị giữa các đồng tiền. Như vậy, yếu tố tỷ giá có tác động đến lợi nhuận và rủi ro của các khoản đầu tư danh mục nước ngoài, do đó, có tác động đến quyết định đầu tư FPI của các nhà ĐTNN.
21
Tóm lại, lý thuyết về yếu tố quyết định đến đầu tư FDI và FPI đều quan tâm đến lợi ích trong đầu tư (như chi phí đầu tư, địa điểm đầu tư....) và bảo toàn giá trị vốn đầu tư cũng như đảm bảo khả năng sinh lời. Trong đó. các lý thuyết này cho thấy tỷ giá là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ĐTNN. về mặt lý thuyết. tỷ giá có tác động đến quyết định của các nhà ĐTNN. Đầu tiên. đồng nội tệ giảm giá hấp dẫn các nhà đầu tư FDI có mục tiêu tìm kiếm hiệu quả nhờ giảm chi phí sản xuất. Thứ hai. đồng nội tệ yếu làm giảm giá tương đối các tài sản ở một quốc gia tính theo các đơn vị tiền tệ nước ngoài. Theo đó. các nhà ĐTNN tiêu tốn lượng ngoại tệ ít hơn để có được các tài sản này. Mặt khác. biến động cao trong tỷ giá cũng có khả năng ngăn cản dòng vốn ĐTNN vì làm tăng sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh ở nước sở tại.
Nhìn chung. trên thế giới đã có nhiều lý thuyết xác định tỷ giá cũng như lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTNN. Trong đó. một số lý thuyết có đề cập đến những tác động qua lại giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Hiện nay. chưa có nhà kinh tế học nào đưa ra một lý thuyết chính thống. đầy đủ về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Tuy nhiên. từ thập kỷ 70 đến nay. đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra lập luận và bằng chứng thực nghiệm cố gắng giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN theo các khía cạnh sau đây:
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài
Trong phần tiếp theo. luận án trình bày những luận điểm chính của các nhà kinh tế cũng như tổng quan các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và ĐTNN.