Cơ sở lý thuyết về tỷ giá

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 34 - 35)

Hiện nay, trên thế giới có các lý thuyết xác định tỷ giá như sau:

• Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity -PPP), của Gustavav Casell (1918) giải thích sự thay đổi của tỷ giá khi có sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát của các nước. Lý thuyết PPP cho thấy tỷ giá sẽ được điều chỉnh để duy trì sự cân bằng trong sức mua.

• Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity -IRP) của J. M. Keynes (1930), giải thích sự thay đổi của tỷ giá khi có sự thay đổi lãi suất giữa các nước. Khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trị để bù đắp lãi suất ngoại tệ thấp.

• Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect -IFE) của Irving Fisher (1930). Lý thuyết IFE là một lý thuyết liên quan kỳ vọng của thị trường, trong đó sử dụng lãi suất danh nghĩa để xác định tỷ giá. Theo lý thuyết IFE, một sự gia tăng bất ngờ trong lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến gia tăng vốn ĐTNN vào quốc gia đó nhằm tận dụng lãi suất cao. Trong trường hợp này, nếu thị trường ngoại hối hiệu quả và không có vốn đầu tư từ bên trong thì tỷ giá thay đổi theo hướng tăng giá trị đồng tiền nước nhận đầu tư.

Trong quyển sách Nguyên lý kinh tế học của Mankiw (2014), lý thuyết cung cầu cho rằng trong cơ chế thị trường, những người mua và người bán tác động lẫn nhau để hình thành nên các mức giá khác nhau. Vì giá cân bằng do cung, cầu xác định nên khi cung, cầu thay đổi, mức giá này cũng sẽ thay đổi. Nếu cung hàng hoá không thay đổi, khi cầu hàng hoá tăng (hoặc giảm), giá hàng hoá sẽ tăng (hoặc giảm). Nếu cầu hàng hoá không thay đổi, khi cung hàng hoá tăng (hoặc giảm), giá hàng hoá sẽ giảm (hoặc tăng).

19

Ứng dụng lý thuyết cung cầu trong thị trường ngoại hối, tỷ giá chính là giá cả xác định trong khi mua bán trao đổi ngoại tệ. Tỷ giá cân bằng được xác định dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Trong yết giá trực tiếp, tỷ giá thể hiện số lượng đồng nội tệ cần để mua một đơn vị ngoại tệ. Nếu cung ngoại tệ không thay đổi, khi cầu ngoại tệ tăng (hoặc giảm), tỷ giá sẽ tăng (hoặc giảm). Nếu cầu ngoại tệ không thay đổi, khi cung ngoại tệ tăng (hoặc giảm), tỷ giá sẽ giảm (hoặc tăng). Các lý thuyết trên cho thấy tỷ giá được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ từ các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Các giao dịch này xác định tỷ giá trao đổi các loại tiền tệ, xác định chi phí mua hàng nước ngoài và chi phí để có các tài sản tài chính. Tỷ giá không chỉ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề thu hút vốn ĐTNN vào một quốc gia. Đồng thời, vốn ĐTNN vào một quốc gia cũng chính là nguyên nhân góp phần gây nên biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu 2414_012358 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w