So với nội dung nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến vốn FDI, nghiên cứu về chiều ngược lại, tác động của vốn FDI đến tỷ giá có hạn chế về số lượng. Trong đó, nghiên cứu về tác động của FDI đến biến động tỷ giá ít hơn nghiên cứu về tác động của FDI đến mức độ tỷ giá.
Tác động của FDI đến mức độ tỷ giá Tác động của FDI đến biến động tỷ giá Chưa có ý nghĩa thống kê
Morande (1988) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ giá thực của Chi lê giai đoạn 1977- 1981 bằng các kiểm định nhân quả Granger và mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng vốn vào có quan hệ nhân quả với tỷ giá thực, cụ thể là dòng vốn vào có khuynh hướng làm tăng tỷ giá thực. Dòng vốn vào là biến ngoại sinh ảnh hưởng chủ yếu đến sự tăng tỷ giá thực của Chi lê từ năm 1976 đến giữa năm 1982. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự ngưng trệ đột ngột của dòng vốn vào cuối năm 1981 dẫn đến sự mất giá thực từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1982 của đồng peso của Chi lê.
Ibarra (2011) phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá thực đồng peso Mexico từ năm 1988 đến năm 2008. Trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác có tác động đến tỷ giá, nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các loại dòng vốn có xu hướng đánh giá cao peso. Đặc biệt, dòng vốn FDI vào được tìm thấy làm tăng đáng kể tỷ giá thực.
Nghiên cứu của Lartey (2011) cho thấy FDI tác động cùng chiều đến tỷ giá thực chỉ ở các quốc gia có độ mở tài chính. Kết quả cũng cho thấy có sự đánh đổi giữa hiệu ứng dịch chuyển tài nguyên và hiệu ứng chi tiêu ở các nền kinh tế mở hơn về tài chính sau khi dòng vốn FDI tăng, do đó, khu vực có thể giao dịch mở rộng hơn so với khu vực không thể phân chia tăng tỷ giá thực. Tương tự, nghiên cứu của Jongwanich và Kohpaiboon (2013); Tsaurai (2015) cũng cho thấy FDI có tác động đến tỷ giá thực.
Nghiên cứu của Aizenman và Binici (2016) cho thấy, các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tỷ giá của cả hai nhóm quốc gia: các quốc gia OECD và các thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu tìm thấy, dòng vốn FDI tác động đáng kể đến tỷ giá ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.
• Tác động của FDI đến biến động tỷ giá
Al-Abri và Baghestani (2015) nghiên cứu tác động của ĐTNN đến biến động tỷ giá thực ở tám nền kinh tế châu Á mới nổi trong giai đoạn 1980-2011. Nghiên cứu phân chia chi tiết các thành phần của vốn ĐTNN, bao gồm: vốn FDI, vốn FPI và nợ nước ngoài. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các quốc gia. Đối với Trung Quốc, Ân Độ, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc giảm biến động tỷ giá. Ngược lại, đối với Indonesia, Philippines và Thái Lan, vốn FDI làm gia tăng biến động tỷ giá.
Kili (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và FDI ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2005-2018 bằng thử nghiệm quan hệ nhân quả Toda-Yamamoto. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ FDI đến biến động tỷ giá.
• Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của vốn FDI đến tỷ giá
Brooks và cộng sự (2004) đo lường tác động của dòng vốn vào Hoa Kỳ đối với biến động của tỷ giá đồng euro và đồng yên so với đồng đô la giai đoạn 1988-2003. Kết quả chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của dòng vốn FDI vào Hoa Kỳ đến biến động của tỷ giá EUR/USD. Nghiên cứu của Ersoy (2013) về vai trò của các dòng vốn ĐTNN đối với tỷ giá ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy vốn FDI có ảnh hưởng tiêu cực nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê đến tỷ giá. Tương tự, nghiên cứu của Ifeakachukwu và Ditimi (2014); Aizenman và Binici (2016) chưa tìm thấy FDI tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá ở các nước OECD.
1. Morande (1988) 2. Ibarra (2011) 3. Lartey (2011) 4. Jongwanich và cộng sự (2013) 5. Tsaurai (2015) 6. Aizenman và Binici (2016) (quốc gia mới nổi)
1. Al-Abri và
Baghestani (2015) 2. Kili (2018)
1. Brooks và cộng sự (2004) (FDI không tác đông biến động tỷ giá) 2. Ersoy (2013)
3. Ifeakachukwu và Ditimi (2014)
4. Aizenman và Binici (2016) (quốc gia OECD)