Thực trạng về nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Điện Cơ Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 52 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng về nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Điện Cơ Hóa

VIÊN ĐIỆN CƠ HÓA CHẤT 15 - TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP BQP

Con người là một trong những yếu tố quan trọng tao nên thành công hay thất bại của một Doanh nghiệp. Công ty TNHH Một thành viên điện cơ hóa chất 15 sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn thử thách nay Công ty cơ bản đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ nhân viên có đủ năng lực đáp ứng cho những ngành nghề hiện có của Công ty.

Tình hình về lao động của Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15 được trình bảy qua bảng 4.1.

Qua bảng số liệu trên cho thấy qua các năm Công ty tuyển dụng đều giảm số lượng nhưng lại tăng về chất lượng. Tổng số lượng lao động tuyển dụng qua các năm giảm 19 người. Năm 2014, tổng số lượng lao động Công ty tuyển giảm 30 người so với năm 2012, năm 2016 giảm 7 người so với 2014 và giảm 37 người so với năm 2012.

Tuy giảm về số lượng nhưng đội ngũ lao động lại nâng cao về chất lượng. Đội ngũ lao động trẻ tăng lên, trình độ của lao động cũng dần được nâng cao hơn. Qua các năm, lực lượng lao động có độ tuổi dưới 25 và từ 25-40 đều tăng. Với độ tuổi từ 40-dưới 60 tuổi có chiều hướng giảm mạnh do những lao động đủ điều kiện nghỉ chế độ cao trong khi năm tiếp theo những trường hợp đến tuổi nghỉ chế độ lại giảm đồng thời với việc Công ty có chính sách tuyển dụng trẻ hóa đội ngũ lao động, do vậy so sánh năm 2012 đến 2016 đã giảm 63 người ở độ tuổi từ 40- dưới 60 tuổi.

Phân loại theo giới tính, năm 2012, lao động là nam có số lượng 602 người chiếm tỷ trọng 61% trên tổng số lao động, lao động nữ là 385 người chiếm 39% trên tổng số lao động; Năm 2014, lao động là nam có số lượng 592 người chiếm tỷ trọng 62% trên tổng số lao động, lao động nữ là 365 người chiếm 38% trên tổng số lao động; Năm 2016, lao động là nam có số lượng 587 người chiếm tỷ trọng 62% trên tổng số lao động, lao động nữ là 363 người chiếm 38% trên tổng số lao động.

Bảng 4.1. Lao động của Công ty

Chỉ tiêu 2012 2014 2016 So sánh (%)

2014/2012 2016/2014 Bình quân

1. Phân theo giới tính

Nam 602 592 587 98,34 99,16 98,8

Nữ 385 365 363 94,81 99,45 97,1

2.Phân theo độ tuổi

Dưới 25 19 30 35 157,89 116,67 137,3

Từ 25-:-40 469 478 479 101,92 100,21 101,1

Từ 40-:-<60 499 449 436 89,98 97,1 93,5

3. Theo cấp bậc

Sĩ quan 32 34 38 106,3 111,8 109,0

Quân nhân chuyên nghiệp 252 261 258 103,6 98,9 101,2

Công nhân viên Quốc phòng 495 450 410 90,9 91,1 91,0

Lao động hợp đồng 208 212 244 101,9 115,1 108,5

4. Theo trình độ

Trên Đại học 5 17 25 340,0 147,1 243,5

Đại học 151 179 198 118,5 110,6 114,6

Trung cấp, cao đẳng, nghề… 831 761 727 91,6 95,5 93,6

5. Theo công việc

Lao động trực tiếp 701 691 696 98,57 100,72 99,65

Lao động gián tiếp 286 266 254 93,01 95,49 94,25

Như vậy, lao động theo phân loại về giới tính không có biến động nhiều. Số lượng tăng giảm theo từng năm là do số lượng tuyển dụng hàng năm giảm nên số lượng lao động nam- nữ cũng tăng giảm theo, không có biến động lớn. Với tỷ lệ lao động là nam trong Công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình là 62%) trên tổng số lao động qua các năm do tính chất công việc nặng nhọc nên số lượng lao động trực tiếp tại các phân xưởng cơ khí, đạn (rèn, mộc, gia công thân vỏ đạn…) đòi hỏi lao động nam để đảm bảo sức khỏe đáp ứng tốt cho công việc. Lao động nữ được bố trí thực hiện tại các phân xưởng bao bì, sản xuất thuốc nổ, một số chặng của công tác cơ khí và các công việc khác.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy, về trình độ của lao động ngày càng được nâng cao. Điển hình là trình độ đại học (kỹ sư) và thạc sỹ đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Năm 2014, trình độ thạc sỹ tăng 12 người so với năm 2012 và năm 2016 tăng 6 người so với 2014, tổng số thạc sỹ năm 2016 tăng 18 người so với năm 2012; Trình độ kỹ sư năm 2014 tăng 28 người so với 2012, năm 2016 tăng 9 người so với năm 2014 và tăng 37 người so với năm 2012. Đối với lao động phổ thông có trình độ trung cấp, sơ cấp, nghề qua các năm đều giảm rõ rệt. Năm 2012 là 449 người thì đến năm 2014 chỉ còn 370 người (giảm 79 người), năm 2016 là 354 người (giảm 16 người so với 2014) và tổng giảm 2016 so với 2012 là 95 người. Lý do lao động phổ thông có trình độ thấp giảm một phần là do Công ty hạn chế tuyển người, giảm biên chế ở một số bộ phận, đồng thời với việc tuyển dụng mới có chọn lọc và đội ngũ thợ, công nhân cũng có trường hợp đi học đào tạo nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng tốt hơn cho công việc.

Tại Công ty TNHH một thành viên Điện cơ Hoá chất 15, việc xác định số lao động cần thiết ở bộ phận trực tiếp và gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định một cơ cấu lao động hợp lý. Nhìn vào bảng cho thấy lao động trực tiếp trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng số lao động (chiếm 71% năm 2012, 72% năm 2014 và 73% năm 2016). Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu thì đây là một cơ cấu lao động tương đối hợp lý.

Lao động gián tiếp của Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng số lao động của Công ty và ít có sự thay đổi qua các năm, chủ yếu là kỹ sư xây dựng, nhân viên quản lý, nhân viên ở các phòng chức năng. Cụ thể:

Năm 2012 lao động trực tiếp là 701 người, chiếm 71,02% trong số tổng lao động. Năm 2014, lao động trực tiếp là 691 người, chiếm 72,2% trong tổng số lao động. Năm 2016 lao động trực tiếp là 696 người, chiếm 73,26% trong tổng số lao động.

Tuy nhiên, để đạt được mức lợi nhuận tối đa, tiết kiệm được chi phí Công ty đề ra mục tiêu tiếp tục sắp xếp, tinh giảm biên chế đội ngũ gián tiếp tại từng bộ phận cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)