Một số nghiên cứu về quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 37 - 39)

Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu và viết về vấn đề quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tại một số nước trên thế giới:

Luận án “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang’’ của Nguyễn Thanh Vũ, 2015. Luận án đã phân tích một cách khái quát về quản trị nhân sự, các phương pháp quản trị nhân sự, nguyên tắc cơ bản để nâng cao quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp tại việt nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các nhược điểm của quản trị nhân sự tại các công ty may mặc tại tỉnh Tiền Giang.

Bài viết: “Kinh nghiệm quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp của một số

nước trên thế giới” của Phạm Thị Linh. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7/2014. Trong bài viết, tác giả đã làm rõ những nhận diện về các phương thức quản trị nhân sự hay bằng cách trọng dụng người tài trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và phân tích những kinh nghiệm quản trị nhân sự của một số nước trên thế giới như; Nhật bản, Trung Quốc, Mỹ.

Bài viết: “Thấy gì qua kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của một số

nước trên thế giới” của Trần Thanh Bình. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10/2015. Tác giả đã trình bày một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Singapore … Từ đó rút ra một số bài học đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo tác giả, chất lượng nhân sự nội tại của doanh nghiệp quan trọng hơn là tìm kiếm những nhân sự mới. Đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc luôn nâng cao trình độ nhân lực bằng đào tạo trong hoạt động quản trị con người ...

Bài viết: “Nguyên nhân yếu kém trong điều phối nguồn nhân lực tại việt

nam và bài học kinh nghiệm” của tác giả Mai xuân Hòa. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/ 2016.

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Explore Factor Analysia và kiểm định Cronbach Alpha) từ 135 kết quả điều tra thu nhập được trên hệ thống thống kê các doanh nghiệp của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố như: Nhân lực nội tại và khả năng đáp ứng công việc, kiểm soát con người trong hoạt động doanh nghiệp thiếu chặt chẽ, môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách trọng dụng nhân tài thiếu khoa học và chưa phù hợp.

Bài viết: “Những giải pháp nhằm nâng cao quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam” của Đặng Thị Mùi. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 9/2014. Tác giả đã giới thiệu 2 phương pháp quản trị con người mà các doanh nghiệp trên thế giới thường sử dụng: Trường phái tâm lý xã hội và trường phái đội ngũ như nhân viên biết tự động viên, làm việc theo tập thể. Nhân viên sẽ trung thành với tổ chức hơn nếu tổ chức tạo được công việc lâu dài cho họ. Tác giả cũng nêu ra được là để tạo sự liên kết chặt chẽ, ban quản trị nên tạo những cơ hội đối thoại thường xuyên hơm với nhân viên nhằm điều khiển và hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...

Bài viết: “Một số vấn đề quản trị và quản lý” của Nguyễn Trọng Tài. Tạp

chí Nghiên cứu Kinh tế số 5/ 2014. Tác giả bài viết đã giới thiệu những hình thức quản trị và quản lý trong doanh nghiệp, các dấu hiệu nhận biết cần phải có hoạt động quản trị và quản lý, nguyên nhân dẫn đến quản trị bị thất bại; về kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp ở các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản … Từ đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục...

Một số các công trình, bài viết nêu trên đã đưa ra một cách khái quát về vấn đề quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nêu trên được thực hiện nghiên cứu tại nhiều doanh nghiệp cũng như các khu vực địa lý khác nhau. Tại công ty TNHH một thành viên Điện Cơ Hóa Chất 15- Bộ Quốc phòng đây là đề tài đầu tiên thực hiện nghiên cứu về Quản trị nguồn nhân lực.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 37 - 39)