Chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 75 - 77)

Hình thức đào tạo Giá trị (triệu đồng) So sánh (%)

Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 2014/ 2012 2016/ 2014 Bình quân

1. Đào tạo trong nước 2.850,6 3.873,3 5.470,0

Dài hạn 896,4 717,1 1.434,2 80,0 200,0 126,5

Ngắn hạn 1.058,7 2.200,9 2.981,0 207,9 135,4 167,8

Bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ túc nâng cao 895,5 955,2 1.054,7 106,7 110,4 108,5

2. Đào tạo nước ngoài 667,2 267,0 551,8

Dài hạn 240,0 - -

Ngắn hạn 356,0 267,0 445,0 75,0 166,7 111,8

Bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ túc nâng cao 71,2 - 106,8

Tổng số 3.517,8 4.140,3 6.021,8

Năm 2016, đơn vị tiếp tục tổ chức cho 05 cán bộ quản lý sang Nga và Mỹ tiếp cận, học hỏi thăm quan mô hình sản xuất một số mặt hàng cơ khí chính xác nhằm học tập, rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư, mua sắm hệ thống trang thiết bị phục vụ cho sản xuất; Với bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ túc nâng cao: Năm 2012 và 2016, Công ty đã cử 02 cán bộ, CNV đi Trung Quốc bồi dưỡng nghiệp vụ vận hành, bảo dưỡng thiết bị gia công cơ khí CNC và chuyển giao công nghệ dây chuyền thiết bị sản xuất thuốc nổ công nghiệp.

Năm 2012, tổng chi phí đào tạo của Công ty bỏ ra là 3,517 tỷ đồng (trong đó đào tạo trong nước là 2,85 tỷ, chiếm 81% trong tổng kinh phí đào tạo năm 2012), kinh phí đào tạo nước ngoài là 667,2 trđ (chiếm 18,9%); Năm 2014 tổng chi phí đào tạo là 4,14 tỷ đồng (trong đó đào tạo trong nước là 3,873 tỷđ, chiếm 93,6% trong tổng kinh phí đào tạo năm 2014), kinh phí đào tạo nước ngoài là 267 trđ (chiếm 6,4%); Năm 2016 tổng chi phí đào tạo là 6,021 tỷ đồng (trong đó đào tạo trong nước là 5,47 tỷ đồng, chiếm 90,8% trong tổng kinh phí đào tạo năm 2016), kinh phí đào tạo nước ngoài là 551,8 trđ (chiếm 9,61%).

Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy nhu cầu đào tạo của Công ty qua mỗi năm đều tăng do nhu cầu phát triển về khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Công ty đã có những bước tiến trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực, cả về số lượng và chất lượng, tổng số cán bộ công nhân viên được đào tạo tăng qua từng năm. Kinh phí đào tạo của Công ty đầu tư cho công tác đào tạo rất lớn. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong việc đào tạo nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sau khi tham gia các khóa đào tạo, các đơn vị, bộ phận có người được cử đi đào tạo về đều thường xuyên có sáng kiến, đề tài cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, do hệ thống dây chuyền máy móc của đơn vị chưa thực sự được đầu tư đồng bộ dẫn đến việc áp dụng các kiến thức đã học, đã tiếp cận được vào thực tế chưa thực sự thành công như mong muốn.

Qua bảng 4.9 cho thấy: Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo được đánh giá là tốt chưa cao, mức đánh giá bình thường đạt tỷ lệ cao hơn và mức chưa tốt chiếm tỷ lệ thấp. Đánh giá về chất lượng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ túc nâng cao được đánh giá là chưa tốt chiếm tỷ lệ 29,4% trên tổng số 34 người được hỏi. Chỉ có đào tạo dài hạn và ngắn hạn có tỷ lệ đánh giá ở mức bình thường cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 75 - 77)