Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 105 - 107)

Nhóm giải pháp này khắc phục các tồn tại và hạn chế của Công ty như: Năng suất lao động chưa thực sự hiệu quả và cụ thể là mảng sản xuất cơ khí; Tình trạng lao động không được đào tạo đúng ngành nghề phù hợp; Các bộ phận khác nhau có thái độ làm việc còn thiếu và ý thức chưa cao; Các bộ phận còn thiếu tính chủ động, ỷ lại; Đội ngũ thợ kỹ thuật còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

* Đối với các cấp quản lý

Đội ngũ quản lý là nòng cốt của Công ty, có vai trò quyết định đến sự thành công thất bại. Công ty đã nhân thức được điều này nên đã đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên các cấp quản lý khác nhau. Việc đào tạo quản lý cấp cao và nhân viên kỹ thuật chủ chốt được đặc biệt coi trọng.

Công ty đã mở các lớp học ngắn hạn tại Công ty hoặc cho nhân viên đi đào tạo tại một số cơ sở trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận nhằm củng cố chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó toàn bộ chi phí học tập đều do Công ty chi trả toàn bộ, các chi phí liên quan khác do người học tự chi trả.

* Đối với lượng lao động mới được tuyển dụng

Do gần đây Công ty cũng đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng đầu vào của khâu tuyển dụng nên một số lao động đã từng trải qua quá trình học tập và làm việc bên ngoài do vậy việc đào tạo chỉ mang tính chất đào tạo nâng cao tay nghề. Giai đoạn đầu, Công ty cho thử việc 6 tháng. Để giúp bộ phận lao động mới này thích nghi với công việc, Công ty đã giúp nhân viên mau chóng hòa nhập với tập thể , bằng cách cử một nhân viên, một lao động khác có thâm niên tay nghề đảm nhiệm vai trò giới thiệu công việc; trực tiếp giám sát, hướng dẫn, kèm cặp nâng cao kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị cho đội ngũ này, những người có trình độ lành nghề thấp. Thông thường một người hướng dẫn sẽ kèm cặp 2-3 người mới cần đào tạo thêm. Theo suốt quá trình đào tạo, những người được giao nhiệm vụ hướng dẫn sẽ thường xuyên theo dõi giám sát công việc của từng người, chỉnh sửa các lỗi khi thực hiện công việc, giải đáp các thắc mắc

trong quá trình thực hiện để có thể hoàn thành công việc của họ theo đúng tiêu chuẩn quy định về số lượng và chất lượng mà Công ty đề ra.

* Đối với lao động kỹ thuật hiện tại:

Đây là đội ngũ lao động rất quan trọng của Công ty, tuy số lượng lao động kĩ thuật hiện nay đã được gia tăng nhưng về tay nghề vào mức độ lành nghề vẫn còn thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đã gắn bó một thời gian với Công ty, lực lượng lao động này đã tích lũy cho mình sự thành thạo tương đối cần thiết trong công việc. Vì vậy, Công ty sẽ lựa chọn ra những người thực sự có tâm huyết, có khả năng cầu tiến và đã làm việc khá tốt trong công việc hiện tại để tham gia đào tạo vào một công việc mới, bộ phận mới giúp họ có thêm nhiều kĩ năng mới, mặt khác tránh sự nhàm chán trong công việc, tạo điều kiện cho họ khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp.

* Đối với lao động có trình độ trung cấp và phổ thông:

Đây là đội ngũ chiếm tỉ lệ khá đông, phần lớn chỉ ở trình độ thấp chưa có tay nghề hoặc có tay nghề rất thấp, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản trong trường lớp. Đội ngũ này chủ yếu làm những công việc đơn giản bằng lao động chân tay, không đòi hỏi chuyên môn cao. Để nâng cao trình độ kĩ thuật cho lực lượng lao động này cần phải tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi người hướng dẫn cũng cần phải có đủ kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt tốt. Hiện tại, chỉ một số lao động trung cấp, phổ thông giỏi được đào tạo tay nghề kĩ thuật, đào tạo theo kiểu chỉ dẫn do những người có chuyên môn trong Công ty truyền đạt lại (tổ trưởng, tổ phó, một số công nhân kĩ thuật được tuyển chọn). Công tác đào tạo thực hiện theo phương pháp kèm cặp và luân phiên thay đổi công việc nhằm mục đích tạo cho người lao động biết được nhiều việc khác nhau và làm quen dần với công việc, tuy nhiên các công việc này chỉ ở mức độ đơn giản có thể học ngay được.

Ngoài ra Công ty phải xây dựng chương trình định hướng, phát triển nhân sự một cách có hệ thống, hỗ trợ công tác đào tạo, bố trí nhân viên ngày càng phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng.

4.5.2.1. Công tác định hướng và phát triển nghề nghiệp

Công ty TNHH một thành viên Điện cơ - Hoá chất 15 cần đẩy mạnh công tác định hướng và phát triển nghề nghiệp để phát hiện ra khả năng nghề nghiệp

của mỗi nhân viên từ đó đưa ra quyết định sắp xếp công việc đúng đắn, đào tạo chính xác và tiết kiệm.

Trước tiên, Công ty cần thể hiện rõ sự bình đẳng trong thăng tiến nghề nghiệp của của mọi nhân viên bằng cách có quy chế đề bạt cán bộ. Những người có thành tích vượt trội, có khả năng quản lý, có năng lực phù hợp với nhu cầu sẽ được xem xét đề bạt.

Ngoài ra Công ty phải xây dựng chương trình định hướng, phát triển nhân sự một cách có hệ thống, hỗ trợ công tác đào tạo, bố trí nhân viên ngày càng phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng. Căn cứ bảng tiêu chuẩn công việc, bộ phận nhân sự cần thúc tiến việc lập “biểu đồ thăng tiến nhân viên” hay “biểu đồ dự trữ nhân sự”…

Đối với cán bộ công nhân viên, Công ty phải giúp cho nhân viên của mình phát triển nghề nghiệp của mình thông qua các chương trình hoạt động về nghề nghiệp như:

- Thực hiện các cuộc hội thảo hoặc cố vấn nghề nghiệp.

- Thiết lập các mục tiêu nghề nghiệp của Công ty, cung cấp thông tin về cơ hội nghề nghiệp.

- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết về năng lực thực hiện công việc và các khả năng phát triển nghề nghiệp.

- Đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn cao, tạo cho nhân viên làm việc độc lập, sáng tạo, đồng thời quan tâm, ủng hộ nhân viên trong công việc.

- Có thể định kỳ thực hiện luân phiên thay đổi công việc, mở rộng phạm vi thực hiện công việc, biết nhiều kỹ năng thực hiện công việc khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 bộ quốc phòng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)