Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Quy trình VietGap đã trở thành một chủ đề thời sự được các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội thương mại, các tổ chức, công ty quan tâm một cách đặc biệt. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, nhiều tạp chí, website, các công trình nghiên cứu thường xuyên đề cập đến các khía cạnh, góc độ khác nhau của VietGap. Nổi bật là các công trình nghiên cứu sau:

Theo Trần Hoài Thảo Trang (2010) đã nghiên cứu về "Phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) tại địa bàn Gia Lâm, thành phố Hà Nội". Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Đề từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau theo VietGAP.

Nguyễn Đình Dũng (2009). “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) ở huyện An Dương – Hải Phòng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đề tài đi vào nghiên cứu tình hình sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân ở huyện An Dương - Hải Phòng. Đánh giá thực trạng và kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap từ đó đề ra một số giải pháp cải thiện.

Trần Đăng Khoa (2010). “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành Hà Giang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Đề tài đã đi vào nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ của cam sành Hà Giang từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển mặt hàng cam sành của tỉnh.

Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2014). “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, Khóa luận tốt nghiệp đại học K54, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Đề tài đã đi vào nghiên cứu tình hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap của các hộ nông dân tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đánh giá thực trạng và kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap từ đó đề ra một số giải pháp cải thiện.

Những công trình nghiên cứu trên đây hầu hết đều tập trung bàn về vấn đề phát triển sản xuất theo quy trình VietGap và giải pháp cho phát triển sản xuất theo quy trình VietGap nhưng chưa đưa ra một số những dẫn chứng cụ thể nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ phác thảo chung, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ

thống về những giải pháp nhằm giúp DN, hay các đơn vị kinh doanh, người sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)