Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 101 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản

4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam sành

rõ rệt, giá bán bình quân năm 2016 đạt từ 13 đến 14 nghìn đồng/kg. cao hơn ,4 lần so với cam sành sản xuất bình thường. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay, do đã tác động các biện pháp kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, tạo tán …sản phẩm quả to, đều hơn, dễ phun thuốc bảo vệ thực vật, dễ thu hái, chất lượng, mẫu mã đẹp hơn. Nhờ đó, hiện nay đã có 1.059,8 ha cam sành của bà con nông dân trong huyện đã áp dụng theo quy trình VietGap.

4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam sành VietGAP VietGAP

Ngoài các thông tin có tính định lượng, trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng thu thập những thông tin định tính về tình hình sản xuất cam sành VietGAP tại huyện, đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới sản xuất và hiệu quả trồng cam sành của các nông hộ. Để cam sành VietGAP thực sự trở thành cây

hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao thì các hộ trồng cam sành rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, cũng như sự liên kết của các doanh nghiệp, các siêu thị đây chính là các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam sành VietGAP tại huyện Bắc Quang hiện nay.

4.2.2.1. Nhóm nguyên nhân về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng sản xuất

Việc quy hoạch vùng sản xuất cam sành an toàn đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cụ thể là điều kiện đất đai, nguổn nước, vì vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn vùng sản xuất an toàn, các vùng sản xuất có chất lượng đất tốt, nguồn nước không ô nhiễm thì mới có thể tiến hành quy hoạch vùng sản xuất cam sành VietGAP.

Tuy nhiên đối với địa huyện Bắc Quang các khu công nghiệp chưa phát triển, hơn nữa các diện tích quy hoạch trồng cam chủ yếu tập trung ở diện tích đất đồi xa khu trung tâm, khu bệnh viện thậm chí xa khu dân cư do vậy việc quy hoạch mở rộng diện tích cam sành an toàn là rất thuận lợi.

Yếu tố thời tiết là điều bất khả kháng, có 92,35% các hộ nông dân băn khoăn, dù đã trồng đúng thời vụ, áp dụng đúng quy trình sản xuất với các tiêu chí, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp không theo quy luật sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sâu bệnh hại phát sinh, đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, dẫn đến thu nhập của người nông dân giảm.

4.2.2.2. Nhóm nguyên nhân về các yếu tố kỹ thuật - Ảnh hưởng của việc bón phân

Các hộ sản xuất cam sành VietGap cũng như cam sành thường tuy có kinh nghiệm nhiều nhưng hầu như là sản xuất theo thói quen truyền thống là chính nên có phần lạc hậu và thiếu hiểu biết về vấn đề VSAT thực phẩm. Vì vậy mà việc bón phân cho cây cam sành thường thiếu cân đối không đúng quy trình kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Còn với các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP thì việc bón phân được quy định rõ ràng về khối lượng lẫn cách bón. Các hộ phải ghi chép vào nhật ký nên việc chăm sóc rất khoa học và đúng quy trình sản xuất VietGAP. Tuy nhiên vấn còn một số ít hộ đôi khi còn lơ là, bón chưa đúng thời điểm.

Việc bảo quản sản phẩm cam sành đã thu hoạch rất phức tạp, do những thay đổi về sinh lý, sinh hóa suốt quá trình bảo quản, chúng dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản do có nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay theo quy trình sản xuất VietGAP thì cam sành không được để trực tiếp xuống đất và phải để trên bạt và để nơi khô ráo, thoáng mát, hầu hết các hộ dân đều tuân thủ vì sản phẩm khi hái xong thường được bán tươi luôn. Tuy nhiên cũng có những lần sản phẩm thu hoạch xong không được bán ngay nên vấn đề bảo quản đang là vấn đề đặt ra khi chưa có biện pháp bảo quản tươi nào thực sự hiệu quả.

- Thời vụ và dịch bệnh

Thời vụ trồng vào các tháng 2 - 3 và tháng 8 - 10. Tuy nhiên thì thời tiết tốt nhất trồng cam thường vào tháng 2. Trong tháng 2 nền nhiệt độ thấp (15 – 170C) trời quang từ ngày 15-20 ngày trở lên, thời gian chiếu sáng 118 giờ/ tháng, số ngày mưa ít ( ít hơn 10 ngày), lượng mưa ít (dưới 50mm), độ ẩm không khí cao (90%). Thời vụ này đáp ứng đầy đủ các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng để cây cam sành phát triển. Có 100% hộ rất lo ngại về thời tiết, đây là yếu tố bất khả kháng, cũng chính vì vậy mà năng suất có thể tăng hay giảm. Thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố chung dẫn đến sâu bệnh.

Dịch bệnh cũng là mối quan tâm của các hộ sản xuất cam sành, có 65,5% hộ cho rằng sâu bệnh làm giảm năng suất, trong giai đoạn hiện nay các sâu như sâu vé bùa, rầy chổng cánh, câu cấu hại lộc non, nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng, rệp muội bông, rệp muội xanh, ruồi đục quả, bọ xít xanh…Bệnh Greening, bệnh loét, bệnh ghẻ, bệnh tàn lụi... các bệnh chủ yếu do virus gây nên điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cam. Đối với việc hộ dân áp dụng theo quy trình VietGAP thì bệnh trên cây cũng giảm do phun thuốc BVTV đúng liều lượng và thời gian. Song những bệnh phổ biến thì khó có thể tránh khỏi.

* Sâu hại

- Sâu vẽ bùa:

+ Triệu chứng gây hại: Sâu non làm cho trên bề mặt của lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém.

+ Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong, kiến vàng. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như Sherpa 25 EC, Decis 50 EC, Polytrin 50 EC hoặc các loại thuốc có các hoạt chất

tương tự phun. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác.

Chú ý: Cần phòng trừ sớm để hạn chế sự gây hại của sâu, khi cây ra lộc non cần phun 2 lần: Lần 1 khi có khoảng 10% cây nhú lộc, lần 2 cách lần 1 khoảng 7 ngày.

- Rầy chổng cánh

+ Triệu chứng gây hại: Rầy hại làm cho lá non quăn lại, đọt non ngừng sinh trưởng, hại nặng làm cho lộc bị khô, rụng lá gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

+ Các biện pháp phòng trừ: Tỉa tạo tán thông thoáng, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung. Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế rầy từ nơi khác bay đến, trồng xen ổi trong vườn cam quýt và bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, kiến vàng… Sử dụng thuốc hóa học như Trebon 10 EC, Sherpa 25 EC, Bascide 50 EC, Butyl 10 WP, Midan 10 WP. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác.

- Câu cấu hại cây non

+ Triệu chứng gây hại: Gây hại ăn khuyết xung quanh mép lá, những lá bị hại nặng có thể lõm sâu đến gân chính. Gây hại chủ yếu lá non đến lá bánh tẻ.

+ Các biện pháp phòng trừ: Dùng vợt hoặc tay bắt bọ trưởng thành để giết chết. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như Polytrin C 440 EC/ND, Polytrin P 440 EC/ND, Visher 25 ND, Sherpa 10 EC/25 EC. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác.

- Nhóm nhện hại cam quýt

Nhện đỏ: Nhện chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, trên mặt lá quả bị hại có tơ mỏng.

Nhện rám vàng: Gây hại làm lá méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc.

Nhện trắng: Nhện hại làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu “xi măng” hoặc màu nâu đen, thường được gọi là “rám/nám quả”. Quả bị hại từ lúc nhỏ sẽ không lớn được, có khi bị khô đét và rụng.

+ Các biện pháp phòng trừ nhóm nhện: Chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, khi cần thiết dùng thuốc hóa học như Comite 73 EC, Pegasus 500 SC,

Dandy 15 EC, Regent 800 WG… phun kép hai lần khi mật độ nhện đạt 2- 3 con/lá, quả.

- Nhóm rệp muội + Triệu chứng gây hại:

Rệp muôi bông: Rệp hại làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được, nụ hoa, hoa và quả non có thể bị rụng.

Rệp muội xanh: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc.

Rệp muội màu nâu đem: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, còi cọc.

+ Các biện pháp phòng trừ rệp muội: Thu ngắt các lộc non bị hại nặng, khi cần thiết dùng thuốc hóa học như Sherpa 25 EC, Trebon 10 EC.

- Nhóm các loại rệp sáp

+ Triệu chứng gây hại: Chúng gây hại làm cây sinh trưởng kém. Cành non bị rệp sáp hại không ra lộc được. Mật độ rệp cao gây rụng lá, hoa, quả.

+ Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ các loại thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, kiến vàng… Thu ngắt các lộc non bị hại nặng, khi cần thiết dùng thuốc hóa học như Regent 800 WG, Confidor 100 SL, Supathion…

- Ruồi đục quả

+ Triệu chứng: Sâu non nở ra phá hoại phần thịt quả, làm quả bị thối, ủng và rụng.

+ Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống dưới đất. Dùng bả: Lấy quả rụng cắt 4 lát xung quanh rồi tẩm thuốc làm bả treo trên cành cây để diệt trưởng thành, đặt 2 - 4 quả trên cây.

- Bọ xít xanh

+ Triệu chứng gây hại: Bọ xít chích làm cho chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Quả bị hại sẽ vàng, trai và rụng sớm.

+ Các biện pháp phòng trừ: Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Dùng thuốc hóa học như Bascide 50 EC, Hoppercin 50 EC, Cyper 25 EC, dầu khoáng SK Enspray 99 EC, Vibasa 50 EC…

* Bệnh hại

- Bệnh Greening (Bệnh vàng lá gân xanh) + Triệu chứng gây hại:

Lá: Phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân vẫn xanh. Trên hoa: Cây ra hoa nhiều đợt. Trên quả: Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, vỏ dày, trên vỏ quả chín vẫn còn phần xanh, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược, hạt lép có màu nâu. Trên Rễ: Rễ cây bị thối, lượng rễ ít.

+ Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Tiêu hủy tàn dư cây bệnh, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật và phòng trừ triệt để rầy chổng cánh.

- Bệnh loét

+ Triệu chứng gây hại:

Trên lá non: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, thường thấy ở mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn màu vàng hoặc xanh tối. Khi vết già rắn lại nổi gờ giống như ghẻ, loét, sần sùi, mặt dưới lá sù sì, mặt trên lá nứt nẻ màu xám tro.

Trên cành và thân cây non: Cũng như trên lá nhưng bị sùi lên, ở giữa không bị lõm xuống, xung quanh không có quầng vàng. Vết bệnh lớn nối liền với nhau bao quanh thân non và cành làm phía trên bị khô héo, dễ gẫy đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

Trên quả: Vết bệnh ở quả cũng như ở lá. Vết bệnh không ăn sâu vào ruột nhưng làm quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

+ Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy. Quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Kasuran 50 WP, Boocđô 1%, Kasumin 2 L, Starner 20 WP. Chú ý phun thuốc vào các đợt ra lộc.

- Bệnh ghẻ

+ Triệu chứng gây hại:

Trên lá non: Vết bệnh ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ mầu vàng, sau đó lớn dần và có màu nâu hồng, mặt trên vết bệnh nổi gờ lên, trong khi đó mặt dưới của lá vết bệnh bị lõm vào. Bị nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám và lá bị biến dạng.

Trên thân, cành: Vết bệnh thường lớn hơn, chúng thường liên kết với nhau thành đám làm cho cành thường bị chết khô. Phần thân dưới vết bệnh thường nảy nhiều chồi.

Trên quả: Vết bệnh ban đầu nhỏ như những u nhọn trên quả non. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt, các vết bệnh này liên kết với nhau làm cho quả sần sùi, vỏ quả dầy lên và rễ rụng.

+ Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cần thiết dùng thuốc hóa học như: Boocđo 1%, Benlat 50 WP, Anvil 5 SC.

- Bệnh tàn lụi

+ Triệu chứng gây hại: Toàn bộ lá cây chuyển sang màu vàng, mặt dưới gân chính có thể nứt nẻ. Cây cằn cỗi, ít lá, lá đều nhỏ, nụ và hoa có thể bị rụng rất nhiều. Quả nhỏ, dị hình, khô nước. Bóc phần vỏ ở chỗ tiếp giáp gốc ghép hoặc trên thân nơi có vết bệnh thấy các vết lõm hình thoi hoặc có các gai nhỏ, cây sớm bị tàn lụi.

+ Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Phòng trừ triệt để môi giới truyền bệnh (các loài rệp).

- Chất lượng cây giống

Là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây ăn quả có múi nói chung và cây cam sành nói riêng, nhưng trong những năm trước đây, cây giống cam sành trồng trên địa bàn huyện Bắc Quang chủ yếu là do các hộ dân tự triết, không được cơ quan chuyên môn đánh giá và nghiệm thu lô giống trước khi trồng, hơn nữa do tâm lý sợ ảnh hưởng đến năng suất nên hầu hết cây giống đều được triết iết từ những cành la, cành sâu bệnh không đủ tiêu chuẩn làm giống, dẫn đến cây sinh trưởng chậm, phát tán sâu bệnh, chất lượng giảm sút. Nhưng trong những năm gần đây các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, từ đó biết lựa chọn cây giống cam ghép sạch bệnh để trồng thay cho cây giống tự triết và áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP.

Tóm lại cây giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cam sành. Đây chính là điều kiện thúc đẩy các nông hộ mở rộng sản xuất trong thời gian tới.

4.2.2.3 Nguyên nhân về cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất

Hầu hết các hộ sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP và cam sành thường đều có cơ sở vật chất tương đối đồng đều nhau. Nhưng ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP thì một số dụng cụ như máy phun thuốc sâu, hay có

diện tích nhà kho chứa cam sành khoảng 12m2… đầy đủ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán ra thị trường. Do vậy, điều kiện sản xuất có tốt thì các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng sẽ tốt hơn.

Chi phí sản xuất của các hộ luôn được chủ động. Hầu hết, các hộ đã biết quan tâm đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Theo nghiên cứu thì trên 95% hộ nông dân sử dụng vốn tự có và 5% đi vay ngoài. Trong quá trình sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP, một số hộ còn nhận định, nếu biết cách chăm sóc và áp dụng đúng theo quy trình thì không những là chi phí không tăng mà còn tiết kiệm được công chăm sóc, giảm được phân bón và thuốc BVTV.

4.2.2.4 Nguyên nhân tác động của những đơn vị cung ứng đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 101 - 111)