sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP
Phát triển nông nghiệp sinh thái nói chung và sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho nền khoa học, công nghệ Việt Nam. Sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ là việc làm cấp thiết của người nông dân huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang mà còn là mối quan tâm chung của người dân cả nước.
Để phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được nhân rộng, cần có các giải pháp đồng bộ, đó là:
a) Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông lâm nghiệp và thủy sản quy định tại quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng chính phủ.
Tiếp tục có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các nông dân nhân rộng các mô hình sản xuất cam sành an toàn trên toàn tỉnh; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nước cam, bảo quản sau thu hoạch, hệ thống tưới tiêu, xúc tiến thương mại, Marketing...).
b) Tuyên truyền vận động nông dân thực hiện theo đúng quy hoạch nhằm hình thành các vùng sản xuất cam sành an toàn tập trung, từng bước phát triển sản xuất cam sành an toàn theo hướng sản xuất hàng hoá. Tận dụng khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai, xác định việc phát triển cam sành an toàn là một nghề chính của nông dân trong vùng và là cây trồng chủ lực của huyện.
c) Thành lập hiệp hội cam sành Hà Giang, các nhóm sản xuất, tổ sản xuất và HTX sản xuất cam sành an toàn để tự quản lý và giám sát trong nội bộ với nhau, tiếp tục hỗ trợ kinh phí phân tích đất, nước, mẫu sản phẩm cho các vùng sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP.
d) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quyền lợi, lợi ích của sản xuất cam sành và sản phẩm cam sành VietGap đến người sản xuất, người tiêu dùng và cộng đồng.
e) Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cam sành Hà Giang bảo vệ thương hiệu tạo được lòng tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU