Kết quả phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Bắc Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 67 - 70)

4.1.2.1. Về diện tích, năng suất, sản lượng cam sành thường và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ tại huyện Bắc Quang qua 3 năm 2014 - 2016

Bảng 4.1. Về diện tích cam sành thường và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Bắc Quang qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu Diện tích (ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Cam sành thường 1.706,6 2.630,2 2.186,1 154,12 83,12 113,2 Cam sành VietGAP 36,5 55,8 967,5 152,88 1.733,94 514,9 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang (2016) Qua bảng 4.1 ta thấy từ năm 2014-2016 tổng diện diện tích cam sành đã tăng nhanh. Trong đó: diện tích cam sành thường năm 2014: 1.706,6 ha, năm 2015: 2.630,2 ha (tăng 54,12% = 923,6 ha), đến cuối năm 2016 2.186,1 ha (giảm 16,9% so với năm 2015 = 444,1 ha), Bình quân mỗi năm tăng 13,2%, tương đương 307,9 ha/năm. Diện tích cam sành áp dung theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2014 là 36,5 ha, năm 2015 là 55,8 ha, tăng 19,3 ha (tương đương 52,88% so với năm 2014); lỹ kế đến năm 2016 toàn huyện có 1.059,8 ha. Bình quân mỗi năm

diện tích cam VietGap tăng 310,35 ha.

Bảng 4.2. Năng suất cam sành thường và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Bắc Quang qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu Năng suất (tấn/ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Cam sành thường 7,2 10,7 11,2 148,61 104,67 124,7 Cam sànhVietGAP 13,5 14,2 17,8 105,19 125,49 114,9

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang (2016) Qua bảng 4.2 cho thấy năng suất cam hàng năm tăng lên rõ rệt, tuy nhiên năng xuất còn rất thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất điều này chứng tỏ rằng yếu tố năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và quy trình chăm sóc của cây trồng trong chu kỳ kinh doanh. Do vậy, năng suất cam sành trồng không theo quy trình VietGap năm 2014 là 7,2 tấn/ha, năm 2015 tăng lên 10,7 tấn/ha, năm 2016 là 11,2 tấn/ha, năng suất bình quân các năm tăng 24,7%. Năng suất cam sành sản xuất theo quy trình VietGap do có sự đầu tư chăm sóc kịp thời nên tiềm năng năng suất cao và ổn định hơn, năm 2014 là 13,5 tấn/ha, năm 2015 tăng lên 14,2 tấn/ha và năm 2016 đạt 17,8 tấn/ha, năng suất bình quân các năm tăng 14,9%.

Bảng 4.3 Về Sản lượng cam sành thường và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Bắc Quang qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu Sản lượng (tấn) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Cam sành thường 12.287,52 28.143,14 24.484,32 229,04 87,00 141,2 Cam sành VietGAP 492,75 792,36 17.241,56 160,80 2.175,98 591,5 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang (2016) Qua bảng 4.3 cho thấy sản lượng cam sành hàng năm có sự biến động mạnh, do giá cam sành tăng và tương đối ổn định, từ đó người trồng cam đã chú trọng đến việc đầu tư, chăm sóc nên cơ bản diện tích cam già cối đã được phục hồi, năng suất các vườn cam tăng lên cụ thể, năm 2014 sản lượng đạt 12.287,52 tấn, năm 2015 sản lượng đạt 28.143,14 tấn, năm 2016 sản lượng đạt 24.484,32 tấn. Bình quân 3 năm sản lượng cam sành thường tăng 41,2%. Trong đó sản lượng cam sành VietGAP cũng tăng lên đáng kể. Năm 2014 sản

lượng cam sành VietGAP 492,75 tấn, năm 2015 nâng lên 792,36 tấn tăng 60,8% tương đương với 299,61 tấn so với năm 2014, năm 2016 tăng 2.075,98% so với năm 2015 tức là tăng 16.449,2 tấn. Bình quân 3 năm cam sành VietGap tăng 491,5% .

Bảng 4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất cam sành thường và cam sành theo quy trình VietGAP tính trung bình trên 1 ha giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ

tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TB 3 năm Cam sành VietGAP Cam sành thường Cam sành VietGAP Cam sành thường Cam sành VietGAP Cam sành thường Cam sành VietGAP Cam sành thường Năng suất Tấn/ha 13,5 7,2 14,2 10,7 17,8 11,2 15,17 9,7 GO 1000 đ 216.000 90.000 234.300 139.100 240.300 117.600 230.200 114.700 IC 1000 đ 32.180 28.780 33.910 29.905 35.041 30.955 33.710 29.880 VA 1000 đ 180.220 63.020 236.090 78.095 356.559 150.945 257.623 97.353 GO/IC Lần 6,71 3,13 6,91 4,65 6,86 3,80 6,83 3,83

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang (2016) Qua bảng 4.4 cho thấy năng suất cam sành ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP đạt cao nhất 17,8 tấn/ha, nhóm không sản xuất theo quy trình VietGAP năng suất cao nhất là 11,2 tấn/ha. Trong khi đó, để sản xuất ra sản phẩm cam sành đối với nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP thì chi phí trung gian bỏ ra (IC/ha) bình quân qua 3 năm là 33.710.000 đồng/ha, giá trị gia tăng (VA) 257.623.000 đồng/ha, giá trị sản xuất tăng 6,83 lần; còn đối với nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGAP là 29.880.000 đồng/ha (thấp hơn nhóm hộ sản xuất theo VietGap là 3.830.000 đồng), giá trị gia tăng (VA) 97.353.000 đồng/ha (thấp hơn hộ sản xuất theo VietGap 160.270.000 đồng), giá trị sản xuất tăng 3,83 lần. Điều này có thể nhận thấy do nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGap chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh thấp dẫn đến năng suất của cam sành thấp, hiệu quả sản xuất cam sành thường thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như ( hộ trồng cam sành thường chưa được tập huấn thiếu kiến thức trồng cam, bón phân không cân đối, sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, không cắt tỉa cành...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)