Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn

2.1.3.1. Đặc điểm của sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP a. Đặc điểm kỹ thuật

- Làm cỏ, xới xáo và tủ gốc giữ ẩm: Hàng năm, cần làm sạch cỏ, xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho vườn cam sành đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa và nuôi quả (Sở NN&PTNT Hà Giang, 2013).

năm cần bón 4 lần vào các thời kỳ: sau khi thu hoạch 7 – 10 ngày để hồi phục cây; trước khi ra hoa 20 ngày đến 1 tháng để thúc cành xuân và đón hoa; sau khi rụng quả sinh lý chống rụng quả và nuôi quả non và bón thúc quả lớn Việc bón phân cần kết thúc trước khi thu hoạch từ 1,5 – 2 tháng (Sở NN&PTNT Hà Giang, 2013).

- Lượng bón cho mỗi cây:

Bảng 2.1. Lượng phân cho mỗi cây/năm theo tuổi cây áp dụng QTSX VietGAP VietGAP

Loại phân Tuổi cây

4 5 6 7 8 9

Đạm sunfat (kg) 1,2 1,8 1,9 2 2 2,5- 3

Lân supe (kg) 1 1,2 1,2 1,5 1,7 1,7- 2

Kali clorua (kg) 0,8 0,9 1 1,2 1,5 1,5 - 1

Vôi bột (kg) 2 - 2 - 2 -

Phân hữu cơ (kg) 30 - 50 - 50 -

Nguồn: Bộ nông nghiệp, (2008) Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất, vì vậy mức bón như năm thứ 9 và tuỳ thuộc vào sự sinh trưởng tốt xấu mà bổ sung phân bón tăng giảm.

Bón đợt tháng 2 : 40% đạm + 40% kali Bón đợt tháng 5 : 30% đạm + 30% kali Bón đợt tháng 7 : 30% đạm + 30% kali

Bón đợt tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% vôi + 100% lân * Cắt tỉa tạo tán

- Chọn lọc kịp thời các cành lộc mùa xuân lộc hè sinh trưởng quá dày, giao nhau, những cành vượt, cành sâu bệnh. Sau thu hoạch tiến hành cắt bỏ 1-2 cành lớn ở phía trên để tăng cường ánh sáng cho các cành phía trong và cành bên dưới. Cắt tỉa theo nguyên tắc cắt mạnh phía trên, nhẹ ở phía dưới (Sở NN&PTNT, 2013).

* Phòng, trừ sâu, bệnh hại

Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả nói chung và trên cam nói riêng là biện pháp tốt nhất hiện nay cho sản xuất quả an toàn theo VietGAP (Sở NN&PTNT, 2013).

* Thu hoạch và bảo quản cam sành

- Khivỏ quả bắt đầu chuyển đổi từ màu xanh sang màu vàng (khoảng 1/3 quả) và độ Brix trong quả đo ở 2 hoặc 3 lần đo cuối cùng không đổi, thường đối với cam từ 12 -14% là thời điểm thu hoạch thích hợp (Sở NN&PTNT, 2013).

- Dùng kéo cắt cả cuống quả cho vào rổ nhựa hoặc sọt tre, tránh để đất dính vào quả nấm bệnh dễ tấn công, sau đó chuyển quả tới nơi thoáng mát hoặc nhà xưởng để phân loại, đóng gói bảo quản hoặc đưa tới thị trường tiêu thụ.

b. Đặc điểm kinh tế

Thời điểm chăm sóc và bón phân là rất quan trọng, do đó trong quá trình sản xuất cần chú ý tới việc đầu tư các yếu tố đầu vào và chăm sóc, bón phân đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời điểm để đạt năng suất cao nhất (Sở NN&PTNT, 2013).

2.1.3.2. Vai trò của sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP - Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực

- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)