- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp, chúng tôi tiến hành thống kê, mô tả lại các hiện tượng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ của hộ trồng cam: Tình hình phát triển sản xuất cam của nông hộ (diện tích, năng suất, sản lượng), các kênh tiêu thụ, giá bán, thời gian...
- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, so sánh giữa các hộ có quy mô khác nhau để thấy được sự khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt đó và đưa ra giải pháp.
- Phương pháp SWOT: Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển sản xuất cam sành VietGAP của Huyện Bắc Quang trong những năm qua đề xuất giải pháp phát triển sản xuất trong thời gian tiếp tới.
- Phương pháp cây vấn đề: Là phương pháp sử dụng khá hiệu quả khi phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và hậu quả của vấn đề. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGap của nông hộ.
- Phương pháp cây nguyên nhân: là phương pháp đưa ra vấn đề quan tâm sau đó nêu ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề đó. Trong các nguyên nhân đó thì lại tồn tại những nguyên nhân khác. Với việc liệt kê các nguyên nhân đầy đủ thì sẽ giúp người phân tích đưa ra được các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề. Trong nghiên cứu này, phương pháp cây nguyên nhân được sử dụng để phân tích kết quả và hiệu quả của việc thực hiện quy trình VietGAP.
Số liệu điều tra được tiến hành tổng hợp thành các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ và xử lý bằng phần mềm Excel.