Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 116 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ cam sành theo tiêu

4.3.3. Nhóm giải pháp về chính sách

- Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là các Bộ, ngành TW liên quan; UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở công thương, Sở KH-CN tỉnh Hà Giang; UBND huyện Bắc Quang và UBND các xã nằm trong vùng sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP cần có sự hỗ trợ nông dân trong quá trình mua sắm thiết bị, vật tư thu hoạch và bảo quản cam sành VietGAP.

- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ: Tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và sơ chế sản xuất cam sành an toàn nói chung và sản xuất theo quy trình VietGAP nói riêng cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước. 4.3.3.1. Chính sách thị trường

Do năng lực sản xuất của các hộ nông dân còn hạn chế. Vì vậy chính sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ quảng cáo xúc tiến thương mại… Nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam sành VietGAP. Tạo điều kiện thuân lợi về hành lang pháp lý và các thủ tục hành chính cần đơn giản và thông thoáng hơn.

Chính sách về công nhận chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận VietGAP Các cơ quan Nhà nước có liên quan, đặc biệt là Chi cục QLCLNLTS tỉnh Hà Giang cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm cho các hộ sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP.

Tổ chức tốt và quản lý tốt việc cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP

Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng toàn bộ diện tích cam sành đã được cấp giấy chứng nhận VietGap trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng.

Chính sách thu hút thương lái, người tiêu dùng sản phẩm cam sành VietGAP của Hà Giang đến địa phương thu mua.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến đường giao thông nông thôn vào vùng sản xuất cam sành nhằm thuận tiện đi lại vào mùa thu hoạch; có thể vận dụng và ưu tiên xe vận chuyển cam sành quá tải qua lại trên địa bàn vùng sản xuất cam sành khi tham gia trao đổi mua bán sản phẩm cam sành VietGAP (với điều kiện đảm bảo an toàn); đồng thời đảm bảo an ninh trật tự cho khách đến mua buôn, mua lẻ, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng đến với vùng đất đặc sản cam sành huyện Bắc Quang.

4.3.3.2. Chính sách tín dụng

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, địa phương, các hộ nông dân sản xuất, đầu tư vào sản xuất cam sành theo quy trình

VietGAP như hỗ trợ lãi suất, ưu đãi về đất đai, chính sách thuế. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn ngân hàng, có chính sách cho nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất cam sành an toàn không cần thế chấp.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 116 - 118)