Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 61 - 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất cam sành VietGAP

* Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cam sành huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

- Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội: chỉ tiêu về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người...

tại địa bàn nghiên cứu được thu thập từ chi cục thống kê huyện Bắc Quang.

- Diện tích, năng suất, sản lượng cam sành VietGAP bình quân/hộ trong toàn huyện.

- Tổng diện tích cam sành VietGAP toàn huyện

- Tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cam sành VietGAP qua các năm.

- Tổng số hộ tham gia cam sành VietGAP trong huyện. 3.2.4.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực sản xuất của hộ

- Tỷ lệ thu nhập từ cam sành trong tổng thu nhập của hộ.

- Lao động trong hộ: tuổi chủ hộ, trình độ dân trí, tổng số lao động trên hộ. - Điều kiện sản xuất: diện tích đất canh tác và diện tích đất trồng cam sành của hộ, nguồn nước...

- Cơ sở vật chất: Nhà kho, máy móc, xe thồ... - Nguồn vốn sản xuất.

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện quy trình VietGAP (BNN, 2008)

So sánh giữa thực hiện với quy định của quy trình VietGAP về 12 tiêu chí Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuât 2. Giống và gốc ghép

3. Quản lý đất và giá thể. 4. Phân bón và chất phụ gia. 5. Nước tưới.

6. Hóa chất (bao gồm cả thuôc bảo vệ thực vật). 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

8. Quản lý và xử lý chất thải. 9. Người lao động.

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. 11. Kiểm tra nội bộ.

3.2.4.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất cam sành VietGAP

* Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất

- Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá bán,...của huyện và của nhóm hộ điều tra.

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của nông hộ (thường là 1 năm).

GO= i n i iQ P  1 Trong đó: - Pi là giá sản phẩm thứ i - Qi là sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

   n i i C IC 1 Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của nông hộ trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà người sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI = VA - ( D+T )

Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp - D : Khấu hao

- T : Thuế * Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO)/IC. - Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC.

- Chi phí trung gian (IC)/1tấn sản phẩm. - Giá trị gia tăng (VA)/1 tấn sản phẩm. - Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động. - Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động. - Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động.

- Hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC ): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được ( giá trị tăng thêm ) với chi phí bỏ ra ( IC).

- Hiệu quả sử dụng sức lao động (GO/V, VA/V): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất (giá trị tăng thêm) với chi phí lao động.

Trong quá trình đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất thì có sự so sánh giữa nông hộ tham gia và không tham gia áp dụng VietGAP vào sản xuất. Để từ đó thấy rõ được hiệu quả của việc áp dụng quy trình này trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)